Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến quy định chế độ báo cáo nội bộ định kỳ

Thúy Hồng - 19:14, 08/05/2023

Chiều 8/5, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến thống nhất đối với dự thảo Quyết định quy định chế độ báo cáo nội bộ định kỳ của Ủy ban Dân tộc. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị và các trường chuyên biệt thuộc Ủy ban Dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải Phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải Phát biểu tại cuộc họp

Báo cáo tại buổi làm việc ông Trần Văn Đoài - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cho biết: Thực hiện quy định về chế độ báo cáo nội bộ của Ủy ban Dân tộc theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Tờ trình ngày 13/2/2023, Vụ Tổng hợp đã có Công văn số 63/TH ngày 2/3/2023 gửi các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc đề nghị phối hợp đánh giá hiện trạng và xây dựng nội dung, quy trình, mẫu biểu chế độ báo cáo nội bộ các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo thống kê từ báo cáo của các vụ, đơn vị, hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang có tổng số khoảng 13 loại báo cáo khác nhau; có 8 chế độ báo cáo nội bộ thường xuyên, định kỳ do 4 vụ, đơn vị thực hiện. Theo đó, mỗi vụ, đơn vị phải thực hiện chế độ báo cáo theo tuần: 1 loại; báo cáo theo tháng: 3 loại; báo cáo theo quý, 6 tháng đầu năm: 6 loại; báo cáo năm: 8 loại.

Về cơ bản, các vụ, đơn vị cơ bản  đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo yêu cầu, báo cáo phản ảnh được các thông tin thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị, các văn bản yêu cầu báo cáo chuyên ngành của các bộ, ngành, đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban Dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại, hạn chế, về việc chấp hành chế độ báo cáo, chất lượng báo cáo: Một số vụ, đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc quy định công tác báo cáo, nội dung báo cáo còn sơ sài, hoặc không đầy đủ thông tin, gây khó khăn, hạn chế cho công tác tổng hợp chung.

Về thời hạn gửi báo cáo chưa hợp lý. Cụ thể theo Thông tư 01/2019/TT-UBDT (tại Điều 6) quy định thời hạn gửi báo cáo tuần chậm nhất trước 14h ngày thứ 5 của tuần báo cáo. Thực tế trong quá trình tổng hợp thời gian chốt số liệu tính từ ngày thứ 6 tuần trước đến hết ngày thứ 5 của tuần báo cáo, nên không tránh khỏi bị thống kê thiếu văn bản.

Một số mẫu biểu báo cáo tuần, tháng, quý phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Ủy ban chưa có sự thống nhất, nội dung chưa rõ ràng gây không ít khó khăn, lúng túng trong việc tổng hợp số liệu, thông tin báo cáo. Bên cạnh đó, một số đơn vị có sự chồng chéo trong việc được giao làm đầu mối chủ trì thực hiện công tác báo cáo, hoặc cán bộ được phân công thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp không ổn định dẫn đến chất lượng thông tin, báo cáo không cao. Ngoài ra còn nhiều chế độ báo cáo nhưng chưa được thể chế hóa quy trình nên việc chấp hành chưa tốt.

Về cơ chế thực hiện chế độ báo cáo tại thời điểm hiện nay: Tại Thông tư số 06/2022/TT-UBDT quy định chế độ báo cáo công tác dân tộc thay thế cho Thông tư 01/2019/TT-UBDT (có hiệu lực thực hiện bắt đầu từ ngày 15/2/2023), các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc không thuộc đối tượng, phạm vi thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc, vì vậy hiện nay chưa có quy định cụ thể cho các vụ, đơn vị phối hợp với Vụ Tổng hợp thực hiện xây dựng báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ.

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp

Về chế độ báo cáo, ngoài chế độ báo cáo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Dân tộc ban hành (Thông tư 01/2019/TT-UBDT nay đã được thay thế bằng Thông tư 06/2022/TT-UBDT), hiện chưa có văn bản nào quy định chung về thực hiện các chế độ báo cáo nội bộ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc, cũng như chế độ báo cáo định kỳ theo chức năng nhiệm vụ của các vụ, đơn vị (ví dụ: Báo cáo về phòng chống tham nhũng, báo cáo cải cách hành chính, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi…).

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị chuyên môn đã thảo luận thống nhất về thời gian cụ thể để nộp các báo cáo theo quy định định kỳ hàng tháng, quý, năm. Theo đó, tần suất thực hiện báo cáo, hằng tuần, tháng, quý, 6 tháng đầu năm và năm. Báo cáo tháng 3 lồng ghép vào báo cáo quý I; báo cáo tháng 6 vào báo cáo 6 tháng, báo cáo tháng 9 vào báo cáo quý III và báo cáo tháng 12 vào báo cáo năm. Các mẫu biểu báo cáo: Báo cáo tuần: Phụ lục số 01; Báo cáo tháng, quý: Phụ lục số 02 và Biểu mẫu số 01, 02; Báo cáo 6 tháng đầu năm, năm: Phụ lục số 03 và Mẫu biểu số 03, 04. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo. 

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải cho biết: Về cơ bản các vụ, đơn vị đã thống nhất ý kiến về chế độ báo cáo theo định kỳ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm yêu cầu Vụ Tổng hợp là đơn vị đầu mối hoàn chỉnh lại Dự thảo báo cáo theo ý kiến đóng góp của các vụ, đơn vị đã đề xuất tại cuộc họp để trình Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải cũng yêu cầu Vụ Tổng hợp hướng dẫn trao đổi cụ thể hơn đối với các trường chuyên biệt trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.