Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL: Giúp người dân tiếp cận với kiến thức pháp luật hiệu quả

Hoàng Sa - 16:04, 08/12/2022

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, góp phần đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBDGPL), những năm qua, ngành Tư pháp cũng như các địa phương trên cả nước đã quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Một buổi tọa đàm do Bộ Tư pháp chủ trì về chia sẻ, đề xuất các giải pháp chuyển đổi số trong công tác PBGDPL cho thời gian tới.
Một buổi tọa đàm do Bộ Tư pháp chủ trì về chia sẻ, đề xuất các giải pháp chuyển đổi số trong công tác PBGDPL cho thời gian tới.

Những năm qua, Bộ Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, định hướng chuyển đổi số trong công tác PBGDPL để phù hợp với các định hướng, chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực này. Đáng chú ý, từ năm 2020, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thành công Tọa đàm “Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL”. Từ đó, trên cơ sở báo cáo kết quả Tọa đàm của Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia.

Tại buổi Tọa đàm này, nói về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong PBDGPL, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã nhấn mạnh, để thực hiện thành công, bên cạnh sự quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước, thì cần phải có sự đồng thuận và vào cuộc của mọi chủ thể trong xã hội. Đó là sự sẵn sàng vào cuộc của cơ quan nhà nước các cấp, các ngành đối với hệ thống chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu PBGDPL dùng chung được số hóa, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật; cần có giải pháp, lộ trình, tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng để bảo đảm tính hiệu quả…

Những năm gần đây, một trong những mục tiêu trọng tâm của Bộ Tư pháp, là xây dựng Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia dùng chung toàn quốc trên cơ sở nâng cấp Trang Thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng xong Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia và vận hành thử nghiệm từ tháng 1/2022. 

Tiếp đó, tháng 9/2022, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1799/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch vận hành thử nghiệm và khai trương Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia. Theo đó, Cổng PBGDPL có địa chỉ truy cập: http://pbgdpl.gov.vn. Với mục đích nhằm hoàn thiện, vận hành thử nghiệm thông suốt trước khi vận hành chính thức, Cổng PBGDPL vận hành trên nguyên tắc bảo đảm thông tin, dữ liệu được cập nhật kịp thời trên các chuyên mục của Cổng PBGDPL…

Năm 2021, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND” với 801.678 lượt dự thi…
Năm 2021, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND” với 801.678 lượt dự thi…

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng chú trọng tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Năm 2020, Bộ Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến chủ đề “Pháp luật với mọi người” thu hút hơn 856.000 lượt người dự thi. Năm 2021, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND” với 801.678 lượt dự thi…

Đồng thời, thực hiện PBGDPL trên mạng xã hội (thông qua Fanpage PBGDPL để đăng tải thông tin PBGDPL; thí điểm thực hiện PBGDPL trên tài khoản Zalo “Phổ biến giáo dục pháp luật”). Ngoài ra, Bộ còn phối hợp với Viettel, Mobifone, Vinaphone nhắn tin đến các thuê bao di động để truyền thông rộng rãi về chủ đề, khẩu hiệu, mục đích, ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam…

Cùng với Bộ Tư pháp, các địa phương cũng chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền PBGDPL. Ghi nhận tại Tuyên Quang cho thấy, từ năm 2019 đến nay, các cơ quan, đơn vị tổ chức 25 cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thu hút 31.330 lượt người tham gia; đăng tải, chia sẻ 6.748 tin, bài tuyên truyền pháp luật trên zalo, facebook...

Giao diện Cổng thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp
Giao diện Cổng thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp

UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trang thông tin điện tử PBDGPL Tuyên Quang. Bên cạnh đó, trang Thông tin điện tử (Sở Tư pháp) thường xuyên đăng tải, cung cấp đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về PBDGPL, tin tức, hoạt động, tài liệu pháp luật...; nhiều trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị có các chuyên mục tuyên truyền pháp luật, như: “Phổ biến, giáo dục pháp luật”, “Hỏi - đáp pháp luật”, “Tư vấn hỏi đáp chính sách pháp luật”, “Chính sách thuế”, "Bảo hiểm xã hội”...

Việc đa dạng hóa các hình thức PBDGPL trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin cơ sở được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện: Trang fanpage “PBDGPL Tuyên Quang” thường xuyên đăng tải các tài liệu đã được biên soạn ngắn gọn dưới các hình thức: Hỏi - đáp pháp luật, Tờ gấp pháp luật hoặc lựa chọn tài liệu tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang… để tuyên truyền. Cách làm này, đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL đến với người dân.

Anh Triệu Văn Chang - Trưởng thôn Phia Chang, xã Sơn Phú (huyện Na Hang) chia sẻ: Để tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến với bà con trong thôn, tôi đã thành lập nhóm các thành viên trong thôn trên mạng xã hội, từ đó tìm hiểu, tìm kiếm các thông tin tuyên truyền PBDGPL rồi chia sẻ cho các thành viên trong nhóm. Hầu hết bà con có điện thoại thông minh, nhất là lớp trẻ, chính vì vậy mà việc truyền đạt những thông tin đến bà con rất nhanh chóng, tiện lợi, giúp bà con  hiểu biết, không vi phạm pháp luật…

Trong khi đó, tại Yên Bái, để triển khai thực hiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, trong giai đoạn 2019 - 2021, dưới sự tham mưu của Sở Tư Pháp, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBDGPL; tập trung xây dựng trang tin PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và địa phương.

Ngoài xây dựng và duy trì hoạt động các Trang/Cổng thông tin điện tử PBGDPL, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã thành lập mới các trang, mạng xã hội để PBGDPL như: Faceboock, Zalo, Messenger… các trang thường xuyên cập nhật đăng các tin, bài, phản ánh về các dư luận xã hội quan tâm để kịp thời định hướng, phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động quần chúng Nhân dân, thông qua các trang mạng xã hội chính thống này người dân có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật.

Đồng thời, tỉnh Yên Bái cũng triển khai có hiệu quả hình thức tin nhắn qua điện thoại (SMS) zalo, messenger về công tác phòng chống tội phạm ma túy, tín dụng đen… với các thuê bao di động trên địa bàn. Công tác PBGDPL cũng được thực hiện tích cực qua tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến từ đó thu hút được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng. Hội đồng phối hợp tỉnh đã tích cực hưởng ứng, triển khai cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến với chủ đề “Pháp luật với mọi người” do Bộ Tư pháp tổ chức; cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND” do Hội đồng Phổ biến, Giáo dục pháp luật Trung ương phát động…

Qua đó có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác PBGDPL thời gian qua đã có sự vào cuộc chủ động, đồng bộ của ngành Tư pháp cũng như sự của các địa phương trên cả nước. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL cả về hình thức lẫn chất lượng nội dung giúp cho người dân tiếp cận với kiến thức pháp luật một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.