Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ để phát triển cây dược liệu

Khánh Nguyên - 10:08, 23/11/2020

Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) còn chú trọng đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), từng bước nâng cao chất lượng nguồn giống cũng như giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp cho người dân địa phương.

Từ việc áp dụng công nghệ trong phát triển sản xuất giúp Nam Trà My đã giữ được nguồn gen quý cây dược liệu
Từ việc áp dụng công nghệ trong phát triển sản xuất giúp Nam Trà My đã giữ được nguồn gen quý cây dược liệu

Mở rộng diện tích

Không chỉ được xem là “thủ phủ” của cây dược liệu, Nam Trà My còn là địa phương miền núi được tỉnh chọn quy hoạch phát triển mô hình kinh tế dựa vào rừng. Với độ che phủ rừng trên 60%, điều kiện thời tiết ở Nam Trà My được đánh giá có nhiều ưu điểm, rất thuận lợi trong việc phát triển cây dược liệu. Đây cũng là cơ hội để địa phương mở rộng diện tích vùng nguyên liệu theo định hướng của tỉnh Quảng Nam, nhằm đưa dược liệu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Trịnh Minh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Trà My cho hay, thời gian qua, bên cạnh duy trì và mở rộng các vùng trồng cây sâm Ngọc Linh, chính quyền địa phương khuyến khích người dân hình thành các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, bảo đảm vừa phát triển kinh tế vừa giữ môi trường sinh thái tự nhiên. Theo thống kê, hiện có khoảng 1.500 hộ tham gia trồng và phát triển cây dược liệu các loại với hơn 366/1.500ha theo quy hoạch trồng dược liệu của tỉnh. 

 Để bảo đảm nguồn giống cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân, Nam Trà My đã hình thành trại ươm dược liệu tại thôn 3 (xã Trà Nam), tạo nguồn giống bảo đảm chất lượng, tăng khả năng sinh trưởng ở môi trường tự nhiên. Địa phương còn mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn các hộ có kinh nghiệm, có điều kiện kinh tế thành lập vườn ươm riêng ở các xã, phục vụ nhu cầu của người dân. 

“Sau thời gian nỗ lực phục hồi và bảo tồn nguồn gen giống, đến nay quế Trà My đã được trồng ở 10/10 xã của huyện, với tổng diện tích hơn 3.600ha. Định hướng đến năm 2025, toàn huyện sẽ trồng phủ kín khoảng 6.000ha quế theo quy hoạch, từng bước hình thành các vùng quế chuyên canh, tạo vùng nguyên liệu cũng như phục hồi thương hiệu cao sơn ngọc quế”, ông Hải cho biết.

Nâng cao giá trị kinh tế

Xác định mở rộng, phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp người dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo, những năm gần đây, Nam Trà My đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh và nâng cao giá trị kinh tế nông, lâm sản địa phương. Bên cạnh mở rộng diện tích, người dân được hỗ trợ nâng cao kỹ năng chăm sóc, khuyến khích áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giúp thuận lợi trong việc kết nối tìm đầu ra thị trường tiêu thụ.

Như cây sâm Ngọc Linh, năm 2014, số hộ trồng sâm chỉ vỏn vẹn khoảng 110 hộ với diện tích chưa đầy 65ha, rải rác ở các xã Trà Linh và Trà Cang. Từ khi giá trị cây sâm được nâng cao, số hộ trồng sâm nay đã lên đến 1.200 hộ, hình thành 53 chốt và hơn 1.600ha sâm ở các xã trên toàn huyện.

Thêm vào đó là hàng loạt chương trình phối hợp thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-KT trong việc bảo tồn, nâng cao chất lượng cây giống sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm dược liệu dưới tán rừng.

“Để dược liệu thực sự là mô hình kinh tế giúp người dân thoát nghèo, chúng tôi mong muốn tỉnh tiếp tục hỗ trợ và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Đồng thời, có cơ chế ưu đãi để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất dược liệu, hàng nông sản tập trung, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở hướng thoát nghèo bền vững cho người dân miền núi”, ông Hải nói.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.