Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp: Tính cấp thiết trong quản lý, bảo vệ rừng

PV - 14:05, 21/01/2019

Với tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra các yêu cầu và thách thức phát triển công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong nghiên cứu đẩy mạnh lĩnh vực lâm nghiệp.

Cần có một hệ thống thông tin hiện đại, chính thống trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Trong ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn) Cần có một hệ thống thông tin hiện đại, chính thống trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Trong ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn)

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp đã và đang đẩy mạnh các ứng dụng khoa học công nghệ cao, nhất là vào các lĩnh vực như chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp; quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản...

Điển hình, trong công tác chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp đang định hướng từng bước hoàn thiện công nghệ nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào các loài cây trồng rừng chính có năng suất, chất lượng cao nhằm phục vụ trồng rừng kinh tế, rừng gỗ lớn. Các đơn vị nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp để sản xuất cây giống nuôi cấy mô phục vụ trồng rừng sản xuất đại trà tại các địa phương…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao từ sản xuất, quản lý giám sát, chế biến, tiêu thụ đến tiêu dùng đều có thể ứng dụng kỹ thuật số như ứng dụng phần mềm, theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm… nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nước ta có hơn 14 triệu ha rừng và 60/63 tỉnh, thành có diện tích rừng, vì thế, có một hệ thống thông tin hiện đại, chính thống và cập nhật thường xuyên về tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp là hết sức cần thiết và đem lại nhiều lợi ích trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Quá trình sản xuất lâm nghiệp có thể tự động hóa ở nhiều khâu, qua đó giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. Hiện nay, công nghệ cao, công nghệ 4.0 không những hỗ trợ quản lý vĩ mô mà còn lưu trữ dữ liệu vi mô (từng cá thể) trên mạng internet và chia sẻ nguồn dữ liệu cho nhiều người cùng sử dụng, thông qua các thiết bị kết nối với internet.

Tại Hội thảo “Định hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp” do Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp vừa tổ chức, đã đề xuất nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp.

Theo các đại biểu, công nghệ cao sẽ hỗ trợ công khai, minh bạch hóa quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc, công khai quy trình công nghệ áp dụng, tiêu chuẩn chất lượng đạt được đến mức độ nào, thông qua điện thoại thông minh kết nối với các thiết bị trợ giúp dự tính, dự báo các rủi ro thiên tai (sạt lở đất), nạn chặt phá rừng, bảo tồn động vật quý hiếm… Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần tăng hiệu quả của chuỗi sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.

Các chuyên gia nhìn nhận, muốn việc ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, cần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong lĩnh vực lâm nghiệp có tâm huyết, đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao mang tính chuyên môn hóa cao, trong đó cần quan tâm xây dựng lực lượng lao động trẻ có trình độ cao phục vụ trong ngành chế biến gỗ.

GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ ở các trường đại học cũng cần được chú trọng. Đồng thời cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những người có ý tưởng công nghệ mới, có mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp ra thị trường...

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.