Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng DTTS: Hiệu quả thiết thực

Lê Hường - 10:17, 18/08/2020

Hơn 1 tháng qua, tỉnh Đăk Lăk gồng mình chống dịch kép, dịch bạch hầu chưa xử lý xong, dịch Covid-19 lại ập đến. Cũng trong suốt thời gian này, lực lượng thanh niên luôn đi đầu đến từng nhà dân tuyên truyền phòng dịch, bằng tiếng dân tộc, kêu gọi cấp phát hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân vùng dịch, giúp người dân hiểu đúng và nâng cao nhận thức phòng, chống các loại dịch bệnh.

Thanh niên các xã vùng sâu đến từng nhà dân hướng dẫn phòng dịch
Thanh niên các xã vùng sâu đến từng nhà dân hướng dẫn phòng dịch

Tuyên truyền bằng “tiếng đồng bào”

Xã Cư Pui, huyện Krông Bông có 13 thôn buôn, trong đó có 6 thôn toàn đồng bào Mông, cách xa trung tâm xã, đời sống còn nhiều khó khăn. Hiện tại, Cư Pui là 1 trong 2 địa phương ghi nhận số ca bạch hầu cao nhất tỉnh Đăk Lăk. Đa số người dân nơi đây không biết chữ nên muốn bà con hiểu rõ về dịch bệnh, biết cách phòng, tránh thì phải tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào. 

Bà Sùng Thị Bầu ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui chia sẻ: Đồng bào Mông ở đây ít người biết tiếng phổ thông, tôi được học lớp xóa mù chữ cũng chỉ biết sơ sơ nên chưa hiểu hết nội dung tờ rơi hay loa phát thanh. Việc tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng Mông phát qua loa di động thế này bà con dễ nghe, dễ hiểu và thực hiện tốt hơn.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui nhận định: Trong đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm 2020, các thôn người Mông xã Cư Pui đã áp dụng hình thức tuyên truyền bằng loa di động, phát bằng tiếng Mông và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Sau khi tuyên truyền, khuyến cáo, người dân trên địa bàn xã đã thay đổi nhận thức rõ nét như, chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm khu dân cư và hạn chế đi lại trong mùa dịch. Nên khi dịch bệnh bạch hầu xuất hiện, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các thôn đồng bào Mông dịch các nội dung tuyên truyền sang tiếng Mông để phát triển loa di động, cử thanh niên người Mông đến từng nhà để tuyên truyền.

Vì vậy, khi dịch bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn xã, rồi dịch Covid-19 quay trở lại xã Cư Pui chỉ đạo các trưởng thôn tiếp tục dịch tài liệu sang tiếng Mông, sử dụng loa di động đi tuyên truyền đến từng ngõ ngách.

Hơn 1 tháng qua, ngày 3 buổi, ông Sùng Minh Sơn, Trưởng thôn Ea Bar lại chở loa di động đi khắp đường làng, ngõ xóm để tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng Mông. Ông Sơn chia sẻ: Tôi đã dịch các tài liệu của ngành Y tế sang tiếng Mông, thu âm bằng điện thoại, rồi mượn loa của Trường Tiểu học Ea Bar phát qua Bluetooth. Nhờ đó mà, nhận thức của người dân bây giờ đã cao hơn rất nhiều, họ chủ động giữ gìn vệ sinh chung, nơi ở luôn sạch sẽ và biết sử dụng dung dịch sát khuẩn, khẩu trang…

“Đến từng ngõ, gõ từng nhà” 

Chung tay phòng, chống dịch, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên ở các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk luôn xung kích đi đầu trong tuyên truyền phòng, chống dịch, bằng việc phiên dịch tài liệu tuyên truyền sang tiếng Ê Đê, Mông, M’nông… rồi “đi từng ngõ, gõ từng nhà” nói với người dân.

Anh Y Vân Mlô, Phó Bí thư Đoàn xã Cư Né, huyện Krông Buk cho biết: Đoàn viên, thanh niên trong xã rất năng nổ, tất cả đều tham gia đội tuyên truyền lưu động. Người chở loa tuyên truyền, người phát khẩu trang, nước rửa tay và hướng dẫn bà con cách rửa tay bằng nước, rửa tay khô rất cụ thể. Đồng thời, trực tiếp phân tích cho người dân hiểu về khai báo y tế, mục đích, ý nghĩa và cách thức khai báo, nhất là đối với những gia đình có người đi làm ăn xa trở về địa phương; không tham gia chia sẻ, bình luận những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội; thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh theo các kênh chính thống của Ðảng, Nhà nước, của Đoàn cấp trên để tuyên truyền.

“Từ khi tuyên truyền bằng tiếng dân tộc, đồng bào Ê Đê ở đây hiểu hơn sự nguy hiểm của dịch bệnh, biết rửa tay đúng cách, biết đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn. Đặc biệt, mỗi khi nghe tiếng loa phát thanh hay thấy cán bộ đến là đồng bào chú ý lắng nghe, quan tâm những thông tin mới”, anh Y Vân Mlô chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.