Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Tiếp sức cho người nghèo "an cư" từ Nghị định 28

Mai Hương - 14:40, 16/07/2023

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 28/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện rà soát đối tượng, giải ngân nguồn vốn để hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở kiên cố. Từ nguồn vốn này, Ngân hàng CSXH đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Nhờ chính sách ưu đãi của chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28 của Chính phủ, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xây dựng được nhà ở khang trang.
Nhờ chính sách ưu đãi của chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28 của Chính phủ, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xây dựng được nhà ở khang trang.

Theo Nghị định 28, Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang được giao thực hiện 5 chương trình cho vay, gồm: cho vay hỗ trợ đất ở; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo đó, đối tượng vay vốn là hộ nghèo DTTS hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bên cạnh đó, gia đình, doanh nghiệp, HTX liên hiệp HTX và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người DTTS cũng thuộc đối tượng được vay vốn theo nghị định này và các chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi.

Gia đình chị Lý Thị Hương, xóm Cạm Phước, xã Kim Phượng, là một trong những hộ nghèo ở huyện Định Hóa được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ theo Nghị định 28.

Là hộ nghèo, chồng lại bị tai biến không có khả năng lao động, toàn bộ thu nhập của gia đình chị Hương phụ thuộc vào 5 sào ruộng nên ước mơ về ngôi nhà kiên cố vẫn dang dở từ nhiều năm nay. Đầu năm 2023, gia đình chị được Ngân hàng CSXH huyện Định Hóa cho vay 40 triệu đồng, cùng số tiền hỗ trợ của Vingroup và 10 tấn xi măng của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, cộng với vay mượn thêm từ người thân, ngôi nhà mới khang trang với diện tích 50m² đã được hoàn thành.

Chị Hương chia sẻ: Do quá khó khăn nên nếu chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của huyện mà không có nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi cũng không đủ điều kiện hoàn thiện ngôi nhà. Dọn vào sống trong ngôi nhà mới, gia đình tôi thêm yên tâm lao động sản xuất, nâng cao đời sống, hoàn thành nghĩa vụ trả khoản vay với ngân hàng.

Khách hàng được tư vấn gói vay Chương trình vay nhà ở xã hội tại tại các Điểm giao dịch xã
Khách hàng được tư vấn gói vay Chương trình vay nhà ở xã hội tại các Điểm giao dịch xã


Cũng như gia đình chị Hương, khi dọn về ở ngôi nhà sàn bê tông mới được hoàn thành từ đầu năm 2023, niềm vui vẫn hiển hiện trên khuôn mặt của bà Hoàng Thị Vui, dân tộc Cao Lan, thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn). Bà Vui vui vẻ nói: “Đến gần hết đời người, chúng tôi mới được ở trong ngôi nhà kiên cố có trị giá 300 triệu đồng. Gia đình được vay 40 triệu đồng theo Nghị định 28, Huyện đoàn Yên Sơn hỗ trợ 30 triệu đồng, số còn lại được anh em họ hàng cho mượn. Trong đó, nguồn vốn vay chỉ có lãi suất 3%/năm; vay tối đa là 15 năm, 5 năm đầu, gia đình chưa phải trả nợ gốc. Chúng tôi xin cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để có ngôi nhà khang trang, yên tâm lao động sản xuất”.

Ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Ngay sau khi Nghị định 28 của Chính phủ có hiệu lực, chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp đẩy nhanh tiến độ rà soát các đối tượng để triển khai cho vay. Đến nay, qua kiểm tra đánh giá nguồn vốn cho thấy các hộ sử dụng nguồn vốn vay tốt, đúng mục đích. Đến hết tháng 6/2023, tổng dư nợ chương trình thực hiện theo theo Nghị định 28 đạt 44,8 tỷ đồng. Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi cho trên cho 10 lớp tại các cụm xã trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền cho các bí thư chi bộ, trưởng thôn, đại diện ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể thôn, bản; người DTTS tại huyện Lâm Bình, Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa...

Hiện nay, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục rà soát các đối tượng, nhu cầu vốn của các đối tượng để làm căn cứ cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố thẩm định, giải ngân đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các hộ gia đình cũng như từng địa phương.

Cho vay làm nhà ở theo Nghị định 28 là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS. Ước mơ có ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đã thành hiện thực và đây cũng chính là động lực giúp người dân trên địa bàn "an cư" để tập trung lao động sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.