Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tương Dương (Nghệ An): Nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội

An Yên - 11:28, 02/12/2023

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 ở huyện Tương Dương vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương tham quan mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ ở xã Tam Quang
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương tham quan mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ ở xã Tam Quang

Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tương Dương lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng thoát nghèo, nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân, phát triển toàn diện nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, huyện chú trọng chuyển sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất hàng hóa quy mô tập trung gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm. 

Đồng thời, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn (chiếm 92% tổng diện tích) và trên 7.000ha diện tích mặt nước, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ bản Vẽ
Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ bản Vẽ

Trên lĩnh vực chăn nuôi, huyện chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các mô hình trang trại, gia trại theo hướng tạo thành hàng hóa. Toàn huyện hiện có 12 trang trại, 26 gia trại; tổng đàn trâu, bò năm 2022 đạt 91,65%; tổng đàn lợn năm đạt 83% mục tiêu đại hội. 

Công tác nuôi trồng thủy sản mang hiệu quả kinh tế cao thông qua khai thác có hiệu quả những ưu thế về mặt nước tại lòng hồ bản Vẽ, Khe Bố. Năm 2022, tổng số lồng cá trong toàn huyện là 501 lồng; sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 595 tấn, đạt 98,94% mục tiêu đại hội.

Tính đến năm tháng 6/2023, toàn huyện trồng được 2.552,8ha rừng, bảo vệ rừng 218.339ha, đạt 98%; chăm sóc rừng trồng 3.220ha, đạt 83%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 79,26% mục tiêu đại hội. Nhìn một cách tổng thể, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tương Dương đã có sự chuyển dịch tích cực, nông nghiệp giảm từ 61,3% xuống 57,5%; lâm nghiệp tăng từ 36,02% lên 39,8%; thủy sản tăng từ 2,68% lên 2,7%.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo từng bước đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, cộng đồng như xây dựng, tôn tạo các điểm di tích như đền Cửa Rào, xã Xá Lượng; đang thực hiện các bước xây dựng chùa Tương Dương. 

Nhiều mô hình dịch vụ du lịch sinh thái bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, như: Cụm du lịch sinh thái Tam Quang (khu du lịch sinh thái Nậm Xán) - Tam Đình (rừng Săng lẻ, Khe Cớ) - đền Vạn Cửa Rào - Lưu Kiền (Khe Kiền); điểm du lịch Cọn Nước, xã Yên Hòa; Thác Nha Vang - xã Nhôn Mai…

Là huyện biên giới, nên việc đảm bảo “ba yên” có ý nghĩa quan trọng, nhằm tạo được động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Nổi bật trong việc xây dựng huyện sạch ma túy, đã có 14/17 xã, thị trấn đạt các tiêu chí sạch ma túy, dự kiến đến năm 2025 có 17/17 xã, thị trấn sạch ma túy.

Những kết quả trên là cơ sở, động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025./.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.