Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tượng Đức Thánh Trần tại khu du lịch Hồ Mây Park: Chưa có cơ sở khoa học để kết luận đúng hay sai

NA - 12:08, 20/04/2022

Ngay sau khi đó có ý kiến cho rằng bức tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Khu du lịch Hồ Mây (TP Vũng Tàu) bị sai sử liệu, Thanh tra của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã đến Khu Du lịch Hồ Mây khảo sát. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa đủ cơ sở khoa học để xác định bức tượng này có bị sai sử liệu hay không?

Tượng Đức Thánh Trần ở khu du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu
Tượng Đức Thánh Trần ở khu du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu

Mới đây (ngày 18/4), các thành viên của Hội đồng nghệ thuật thẩm định tượng Đức Thánh Trần đã có buổi làm việc với lãnh đạo của Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu - chủ khu du lịch Hồ Mây Park - về vấn bức tượng bị sai sử liệu mà dư luận đã phản ánh.

Sau buổi làm việc, Hội đồng thẩm định chưa thể xác định tượng này là Đức Thánh Trần hay Quan Công mà... vì không có hình mẫu cụ thể. Do đó, chưa thể xác định đúng hay sai, phạt hay không phạt mà phải tham vấn thêm ý kiến chuyên gia, cơ quan chức năng.

Có hai việc phải làm là xác định tính pháp lý và tham khảo thêm các cơ quan chức năng, chuyên gia về tính mỹ thuật. Trước mắt, Hội đồng và khu du lịch thống nhất dùng vải đỏ che trùm bức tượng chờ kết luận cuối cùng.

Ông Đậu Thế Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu - cho biết, bức tượng được đặt năm 2018 và là một bức tượng nằm trong hạng mục "đền thờ các Anh hùng dân tộc" đã được duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng.

Ngoài tượng Đức Thánh Trần, khu du lịch còn đặt các tượng khác như Hai Bà Trưng, Hoàng đế Quang Trung, Vua Đinh Tiên Hoàng… Ông cũng cho biết trước khi đắp, đúc tượng, Công ty đã nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu, kể cả nhà nghiên cứu lịch sử chuyên về Đức Thánh Trần.

Ông Đậu Thế Anh cho biết, qua tìm hiểu chưa thể khẳng định Đức Thánh Trần chỉ cưỡi voi mà không cưỡi ngựa, chỉ dùng kiếm mà không dùng đại đao. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẵn sàng ghi nhận, học hỏi, cầu thị. Vấn đề là cơ sở chứng minh, khoa học lịch sử.

Còn theo nhận định của GS.TS Nguyễn Khắc Thuần, có rất nhiều tư liệu, tài liệu cổ viết về Đức Thánh Trần, nhưng không có tư liệu nào tả hình dáng, diện mạo của Ngài. Do đó, không thể lấy tượng Đức Thánh Trần ở đâu đó để làm chuẩn.

TS.GS Thuần cho biết, trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo chủ yếu là cưỡi ngựa vì ở vùng trung du, đồi núi phía Bắc. Trong cuộc kháng chiến vệ quốc lần thứ 3 vào năm 1287-1288, Trần Hưng Đạo có cưỡi voi đi thám thính. Con voi này sau đó chết ở sông Hóa và sau này được tượng.

“Hình tượng Trần Hưng Đạo cưỡi voi đã đi vào tâm khảm, người ta nghĩ rằng ông chỉ cưỡi voi”, GS Thuần nói.

Về việc Đức Thánh Trần cầm vũ khí gì, GS Thuần cho rằng điều này hơi khó xác định. “Có người cho rằng Trần Hưng Đạo cầm đao hơi giống Quan Công. Tôi cho rằng ngày xưa võ phục, võ khí cũng gần giống nhau. Thế thì nó có giống cũng chẳng sao. Hơn nữa ai thấy ông Quan Công ở đâu, cầm võ khí mà bảo giống”, GS Thuần giải thích.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.