Cụ thể, mức đóng BHYT đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:
Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).
Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).
Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).
Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:
Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).
Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).
Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).
Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).
Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).
Đồng thời với việc tăng mức đóng thì người tham gia BHYT cũng sẽ được hưởng quyền lợi cao hơn, như: Nguồn quỹ BHYT tăng, người dân sẽ được hưởng dịch vụ tốt hơn; tăng số tiền được thanh toán trực tiếp....
Để tiết kiệm về tài chính, từ nay đến hết tháng 6/2023, người dân cần chủ động tham gia BHYT ngay để tiết kiệm được một khoản chi phí đóng BHYT, đồng thời tham gia BHYT sẽ giảm gánh nặng về kinh tế nếu không may bị ốm đau, bệnh tật, nhất là khi mắc những bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn đã được Quỹ BHYT chi trả phần lớn, thấp nhất là 80%.
Việc tham gia BHYT cũng giúp mọi người dân được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Vì vậy, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, bảo đảm sức khỏe, hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình; đồng thời tham gia BHYT cũng có nghĩa là mình đã tham gia cùng cộng động để thực hiện chia sẻ khó khăn cho những người không may bị ốm đau, bệnh tật.