Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Lê Hường - 19:32, 20/03/2023

Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.

Đội tuần tra dâng hương 71 liệt sỹ tại Bia tưởng niệm Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh-Bến vượt sông Sêrêpốk
Đội tuần tra dâng hương 71 liệt sĩ tại Bia tưởng niệm Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - Bến vượt sông Sêrêpốk

Phát huy vai trò Nhân dân

Với vai trò là già làng, Người có uy tín được Nhân dân tin tưởng, nhiều năm nay già Y Khai Niê luôn gương mẫu đi đầu trong phòng trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia". Không những cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tham gia nhiều chuyến tuần tra đường biên, mốc giới, già Y Khai còn tích cực tuyên truyền, vận động người thân, cộng đồng trong buôn hưởng ứng, tích cực tham gia các mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Già Y Khai chia sẻ: Mỗi chuyến tuần tra biên giới, tự tay lau sạch cộc mốc biên cương Già cảm thấy rất tự hào. Già mang những câu chuyện thực tế bản thân trải nghiệm chia sẻ để bà con hiểu về ý nghĩa, sự thiêng liêng trong việc bảo vệ mốc giới biên cương trong mỗi buổi họp buôn. Từ đó, động viên bà con tham gia cùng BĐBP bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đến nay, trong buôn Kmar đã có nhiều gia đình, nhiều người đăng ký tham gia các mô hình bảo vệ đường biên, mốc giới với tinh thần trách nhiệm xen lẫn niềm tự hào khi được tham gia tuần tra cùng BĐBP.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk giới thiệu về cột mốc chủ quyền Quốc gia do đơn vị quản lý
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk giới thiệu lịch sử cột mốc chủ quyền Quốc gia do đơn vị quản lý

Trong đội hình tuần tra lần này, H’Nhiêu Byă (20 tuổi), ở buôn Ea Mar, xã Krông Na là trẻ tuổi nhất. Đây là lần đầu tiên  H’Nhiêu Byă được tham gia cung đội tuần tra, kiểm soát biên giới. "Đứng trước cột mốc biên cương tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào. Chuyến đi này giúp tôi thấu hiểu sự vất vả, hy sinh của chiến sĩ biên phòng, hiểu rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của một thanh niên trẻ như tôi đang sinh sống nơi biên cương Tổ quốc. Với những trải nghiệm thực tế, những gì mắt thấy tai nghe, tôi có thêm kiến thức để tuyên truyền đến người thân, bạn bè và người dân buôn làng nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, góp phần cùng BĐBP bảo vệ biên giới ổn định, vững chắc", H’Nhiêu bộc bạch.

Già làng, Người có uy tín Y Khai Niê cùng chiến sĩ biên phòng lau cột mốc
Già làng, Người có uy tín Y Khai Niê cùng chiến sĩ Biên phòng lau cột mốc

Mỗi người dân là một “cột mốc sống”

Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phòng trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, nhiều năm qua, Đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn xã Krông Na đã phối hợp BĐBP làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân.

Ông Lê Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na cho biết: Xã Krông Na đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về công tác biên phòng toàn dân, ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

“Mỗi lần phối hợp cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tổ chức tuần tra biên cương, cột mốc như thế này, là một bài học thực tế cho những người tham gia. Vì vậy, ngoài thành viên Ban Chỉ đạo, chúng tôi vận động thanh niên, Nhân dân tham gia để hiểu thêm về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ biên cương Tổ quốc”, ông Dũng chia sẻ.

Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới
Định kỳ hằng quý, đại diện chính quyền, người dân ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới

Đóng chân trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đồn Biên phòng Sêrêpốk thực hiện nhiệm vụ quản lý 13,3 km đường biên và 2 cột mốc 44; 45 và 15 cột mốc phụ. Thiếu tá Phạm Văn Hiếu - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sêrêpốk chia sẻ: Với mong muốn, mỗi người dân là một “cột mốc sống”, Đồn Biên phòng Sêrêpốk nói riêng và Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk nói chung, luôn quan tâm xây dựng hậu phương vững chắc, thắt chặt tình quân dân. Trong đó, các đơn vị  cũng rất chú  trọng tổ chức các hoạt động chăm lo sức khỏe, hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả thiên tai…

Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn có hơn 46 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Toàn xã có 13 dân tộc cùng chung sống ở 7 buôn và 1 thôn với 1.660 hộ, trong đó đồng bào DTTS chiếm 78%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay xã Krông Na đã có 12 tổ tự quản, 206 hộ gia đình, 290 cá nhân đăng ký tham gia cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh trật tự thôn, buôn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.