Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Từ 12h ngày 16/9, Hà Nội cho phép một số cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại

Như Ý - 17:42, 15/09/2021

Ngày 15/9, UBND TP. Hà Nội ban hành văn bản số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, từ 12h00 ngày 16/9/2021, đối với các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh.

Từ 12h00 ngày 16/9/2021, các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ ngày 03/9/2021) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh. Ảnh minh họa
Từ 12h00 ngày 16/9/2021, các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ ngày 03/9/2021) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh. Ảnh minh họa

Văn bản nêu rõ, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 06/9/2021; Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy; thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 và Công điện số 20/CĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố;

Qua báo cáo của Sở Y tế, đến ngày 14/9/2021, Thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, cụ thể số ca mắc tại cộng đồng trong 3 tuần gần đây có xu hướng giảm, đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm tầm soát diện rộng trên toàn địa bàn Thành phố, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 bao phủ cơ bản toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng; trên địa bàn Thành phố có 01 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 241/TBVPCP ngày 12/9/2021 của Văn phòng Chính phủ, kết luận của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 486/TB-TU ngày 13/9/2021, UBND Thành phố đề nghị Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, các đồng chí Bí thư quận, huyện, thị ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một số nội dung sau:

Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Đánh giá, phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”; rà soát các khu vực phong tỏa để thu hẹp quy mô, đảm bảo thực hiện nghiệm, thực chất việc cách ly y tế trên địa bàn; Duy trì hoạt động các “pháo đài” chống dịch tại từng phường, xã, thị trấn, lấy người dân là “chiến sỹ” là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn; 

Chủ động triển khai kế hoạch, phương án tổ chức các trạm y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn để sẵn sàng đáp ứng và đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ sớm, từ xa và ngay từ cơ sở. Tránh 2 khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, say sưa với kết quả ban đầu sau thời gian dài thực hiện phòng, chống dịch; Nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch.

Từ 12h00, ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2011 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Sở Y tế chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin, ý thức chấp hành của người dân,...và liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị,... trên địa bàn Thành phố. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực của Thành phố.

Công an Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì kiểm soát tại các chốt ra, vào Thành phố; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch; Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế triển khai nhanh các phần mềm quản lý di biến động dân cư và các dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân.

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thống nhất nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, kinh doanh, đảm bảo sinh kế của người dân.

Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không tuân thủ quy định công tác phòng, chống dịch của Thành phố; Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai các trạm y tế lưu động trên địa bàn theo nguyên tắc nêu trên, thống kê đối tượng bệnh nền, đối tượng nguy cơ và địa điểm nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn.

Chủ tịch UBND Thành phố giao các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh để báo cáo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9/2021; gửi báo cáo UBND Thành phố (đồng thời gửi Sở Y tế) chậm nhất trong ngày 17/9/2021. Sở Y tế chủ trì tổng hợp ý kiến các đơn vị, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 18/9/2021 để xem xét, ban hành Chỉ thị về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn mới./.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.