Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Truy xuất nguồn gốc cho khoai lang Tuy Đức

PV - 14:44, 23/04/2019

Khoai lang Tuy Đức từ lâu đã nổi tiếng ở tỉnh Đăk Nông cả về năng suất lẫn chất lượng. Để khoai lang Tuy Đức phát huy hiệu quả kinh tế bền vững hơn, các ngành chức năng ở Đăk Nông đã tiến hành, xây dựng thương hiệu giống khoai này bằng việc liên kết các nông hộ trồng khoai theo hình thức hợp tác xã sản xuất sản phẩm theo quy trình sinh học hữu cơ.

Khoai lang Tuy Đức được biết đến với mẫu mã đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao. Khoai lang Tuy Đức được biết đến với mẫu mã đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Ông Đoàn Xuân Thực, thôn 4, xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức trồng hơn 1ha khoai lang. Thay vì sử dụng phân hóa học như trước kia, giờ đây ông Thực chuyển sang sử dụng phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong canh tác, bước đầu đem lại hiệu quả trông thấy. Ông Thực cho biết, trồng khoai lang theo mô hình an toàn sinh học giúp đất được màu mỡ, tơi xốp, ít sâu bệnh làm ảnh hưởng đến dây khoai lang, giúp vườn cây đạt năng suất cao. “Năm nay, tôi dùng phân gà để bón. Trước khi làm đất, tôi dùng vôi khử nên hạn chế được bệnh. Năm ngoái, 1ha của tôi phải nhổ mất 2 sào do dây khoai lang bị bệnh. Năm nay sản xuất theo mô hình này đỡ bệnh cho khoai rất nhiều, khoai không bị dư lượng thuốc sâu, an toàn sức khỏe cho nông dân”, ông Thực cho hay.

Đến nay, huyện Tuy Đức đã phát triển khoảng 2.000ha khoai lang, năng suất từ 8 đến 10 tấn/ha/1vụ. Ông Đoàn Lê Anh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức cho biết, để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Tuy Đức đã triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc khoai lang. Theo đó, nông dân tham gia mô hình sẽ phải đảm bảo theo các quy trình sản xuất sinh học hữu cơ, Hội Nông dân chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát quy trình sản xuất này của nông dân và kết nối thị trường, dán nhãn truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

“Với những hộ nông dân tham gia, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình cho họ từ đầu đến cuối, từ khi làm đơn tham gia Chương trình cho đến khi triển khai tập huấn. Mỗi hộ nông dân được cấp một mã số, mã số này được cập nhật trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ, qua người nông dân được cấp mã số, quy trình của Hội đưa ra thì khi thu hoạch, chúng tôi sẽ tiến hành dán nhãn cho sản phẩm của từng hộ nông dân, sau đó cung cấp cho trung tâm”.

Hiệu quả của cách xây dựng thương hiệu bài bản, bắt đầu từ chất lượng sản phẩm ở Tuy Đức đã chứng tỏ được hiệu quả bước đầu. Sản phẩm khoai lang đã được dán nhãn, được các cơ sở thu mua cao hơn 30% so với các sản phẩm ngoài thị trường. Đây đang là động lực để ngày càng nhiều hộ dân đăng ký tham gia mô hình dán nhãn truy xuất nguồn gốc. Qua đó, tạo nên thương hiệu cho khoai lang Tuy Đức ngày một bền vững. Còn với các cơ sở thu mua khoai lang, sản phẩm dán nhãn đã giúp họ dễ giao dịch hơn.

Bà Nguyễn Thị Oanh, một tiểu thương chuyên thu mua khoai lang tại huyện Tuy Đức, cho biết: “Khoai lang được dán nhãn, chúng tôi rất yên tâm vì sản phẩm của mình được xuất đi các nơi khác có thương hiệu, người tiêu dùng cũng yên tâm về chất lượng khoai lang ở Tuy Đức. Có nguồn gốc xuất xứ thì giá cả lúc nào cũng đảm bảo, bà con nông dân yên tâm hơn, giá cao hơn ở các nơi khác”.

Việc khoai lang Tuy Ðức được công nhận nhãn hiệu hàng hóa là một tín hiệu vui đối với nông dân và cũng là thành công đối với ngành Nông nghiệp của huyện. Vì vậy, việc dán nhãn sản phẩm, quản lý nhãn hiệu, khoanh vùng, xây dựng chỉ dẫn địa lý là một việc làm cần thiết để hình ảnh, thương hiệu khoai lang Tuy Ðức không bị lợi dụng, bảo đảm uy tín trên thị trường.

BẮC NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.