Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam: Cần một hệ thống bảo vệ trẻ em tốt hơn

PV - 17:01, 29/12/2021

Ngày 29/12, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đã đưa ra một Tuyên bố với chủ đề: "Cần một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn và sự không khoan nhượng với bạo lực để bảo vệ trẻ em tốt hơn".

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam- (Nguồn: unicef.org)
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam- (Nguồn: unicef.org)

Nội dung của Tuyên bố nêu rõ: UNICEF hôm nay bày tỏ sự đau buồn và mối quan ngại sâu sắc về việc bé gái tử vong do bạo lực của người mà lẽ ra em có thể tin tưởng và có thể bảo vệ em.

Đáng buồn là phần lớn các vụ xâm hại trẻ em đều do những người mà các em quen biết và tin tưởng gây ra. Các vụ việc thường chìm trong im lặng và đơn độc. Các vụ xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng, thậm chí còn tăng nhiều hơn trong thời gian phong tỏa vì Covid-19, báo hiệu nhu cầu cấp bách cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn.

Việt Nam cần có một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em, một hệ thống với các nhân viên công tác xã hội được đào tạo, không phải các tình nguyện viên hay các cán bộ phúc lợi không được đào tạo. Cần có các nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, những người có thể xác định, can thiệp, đáp ứng với nhu cầu và bảo vệ trẻ em, phụ nữ.

Để bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ và phụ nữ, chúng ta cần có một hệ thống bao gồm lực lượng công an được đào tạo, các thẩm phán và tòa án thân thiện với trẻ em; cần có thái độ không khoan nhượng đối với bạo lực của tất cả các nhà chức trách, trong tất cả các trường học, trên toàn cộng đồng.

Sự không khoan nhượng có nghĩa là những người hàng xóm khi chứng kiến bạo lực hoặc nghe tiếng kêu khóc sẽ ngay lập tức báo chính quyền và yêu cầu công an phải hành động để bảo vệ nạn nhân; có nghĩa là công an sẽ phải chịu trách nhiệm và có những hành động kịp thời. Các nhân viên y tế và giáo viên khi nhận ra các dấu hiệu về bạo lực sẽ báo cáo ngay.

Bên cạnh đó, những giải pháp dựa vào cộng đồng cần được thực hiện để trẻ em hoặc phụ nữ có thể tiếp tục sống an toàn trong ngôi nhà của mình. Điều này đòi hỏi tất cả chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa, đứng lên bảo vệ những người dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức của phụ nữ và trẻ em rằng, bất kỳ hình thức bạo lực nào cũng không thể chấp nhận được và họ cần tìm kiếm sự giúp đỡ để ngăn chặn bạo lực.

Cùng với các tổ chức Liên Hợp quốc, sự hỗ trợ của các Chính phủ đang truyền cảm hứng thực hiện cam kết và hỗ trợ về chuyên môn và tài chính, như Australia, EU,..., UNICEF hỗ trợ việc xây dựng một hệ thống bảo vệ có sự điều phối giữa các bên liên quan.

Nhưng để đảm bảo có được sự thay đổi cho những người cần nhất, để đạt được mức độ nhận thức và trách nhiệm bảo vệ trẻ em và phụ nữ trên khắp Việt Nam, cần có sự đầu tư nguồn lực, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ để xây dựng hệ thống bảo vệ, như hệ thống hiện có ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.