Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trụ cổng trường xây bằng gạch là bình thường

Trọng Bảo - 12:01, 11/09/2020

Liên quan đến vụ việc sập cổng trường tại điểm trường bản Phung, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn (Lào Cai) ngày 7/9 vừa qua, khiến 6 học sinh thương vong, dư luận đang đặt ra câu hỏi, trụ cổng trường bị đổ bên trong chỉ có gạch và vữa xi măng, cát mà không có cốt thép liệu có bảo đảm?. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin xoay quanh vấn đề này.

Theo ông Hoan thì trụ cổng trường xây bằng gạch là điều bình thường và khá phổ biến đối với các công trình xây dựng ở Lào Cai
Theo ông Hoan thì trụ cổng trường xây bằng gạch là điều bình thường và khá phổ biến đối với các công trình xây dựng ở Lào Cai

Điểm trường bản Phung, xã Khánh Yên Thượng được xây dựng từ nguồn tiền đền bù giải phóng mặt bằng tuyến đường Quý Sa - Tằng Loỏng. Chủ đầu tư là UBND xã Khánh Yên Thượng, đơn vị thi công là doanh nghiệp tư nhân H.A. Theo thiết kế, phần cổng trường và hệ thống tường rào thép gai được xây dựng với tổng kinh phí 72 triệu đồng. Trong đó, phần trụ cổng trường được thi công với kích thước 50x50cm, xây bằng gạch đặc mác 75, vữa xi măng mác 50 và được quét vôi ve. Riêng phần trụ và 2 cánh cổng sắt kinh phí thi công hơn 14 triệu đồng, mỗi cánh cổng sắt nặng 80kg. Công trình hoàn thành vào cuối năm 2016. 

Ông Phí Công Hoan, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Việc thiết kế, thi công phần trụ cổng trường chỉ có gạch mà không có cốt thép là điều bình thường, thực tế thì thiết kế này được thi công ở rất nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

“Đương nhiên nếu xây trụ cổng bằng bê tông cốt thép thì rõ ràng là tốt hơn trụ gạch, nhưng chi phí cao hơn nhiều. Theo thiết kế cũ trước đây, thì thường xây cổng bằng trụ gạch phù hợp với điều kiện vùng cao cũng như tiết kiệm được chi phí. Với một huyện khó khăn như Văn Bàn, để đầu tư cơ sở vật chất cho 85 điểm trường trong toàn huyện thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Theo quan điểm của tôi, đối với trụ gạch nếu xây dựng bảo đảm, thì vẫn hoàn toàn đáp ứng yêu cầu. Còn đối với cổng trường bị đổ sập có được xây dựng đúng theo thiết kế hay không thì phải đợi cơ quan điều tra trả lời mới có thể kết luận được”.

Cũng theo ông Chủ tịch UBND huyện, hiện tại, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của 85 điểm trường trong toàn huyện. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá cụ thể về mức độ an toàn và có hướng chỉ đạo khắc phục; cũng như báo cáo các cấp có thẩm quyền bảo đảm an toàn cho các cháu học tập tại trường. 

“Hiện tại chúng tôi cũng rất lo khi đã vào mùa mưa lũ, các điểm trường thường bố trí nằm trên đồi cao, độ dốc lớn, khi mưa lớn xảy ra thì nguy cơ sạt lở là rất lớn. Không chỉ riêng hệ thống cổng trường, tường rào bao quanh trường cũng có thể có nguy cơ mất an toàn. Trong khi đó, theo quy định thì bắt buộc các trường học phải có tường bao, cổng trường để nhận diện cơ sở giáo dục”, ông Hoan cho biết thêm. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.