Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận hơn 7.800 ca tử vong vì COVID-19

PV - 08:05, 16/12/2021

Tính đến 8 giờ 30 phút sáng ngày 16/12/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 272.447.646 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.345.057 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 705.790 ca nhiễm mới và 7.808 ca tử vong mới vì đại dịch.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Á trong 24 giờ qua. (Ảnh: ARAB NEWS)
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Á trong 24 giờ qua. (Ảnh: ARAB NEWS)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 79.217.006 ca mắc COVID-19, trong đó 1.473.334 ca tử vong. Hết ngày 15/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 422.413 ca nhiễm mới và 4.203 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất châu lục, với 78.610 ca, trong đó 165 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 11.010.286 ca nhiễm và 146.791 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.142 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận có 28.363 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 10.103.160 ca nhiễm COVID-19, trong đó 292.891 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Pháp (65.713 ca); Đức (55.650 ca); Tây Ban Nha (27.140 ca); Ba Lan (24.266 ca); Italy (23.195 ca);…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 83.336.920 ca nhiễm và 1.235.756 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 80.354 ca mắc và 1.074 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 80.577.021 ca được điều trị khỏi; 1.524.143 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 30.335 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.718.669 ca mắc COVID-19, trong đó 476.227 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 19.872 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 9.100.324 ca nhiễm COVID-19 và 79.696 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 61.116.905 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.218.263 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 51.286.915 ca nhiễm COVID-19, trong đó 823.360 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (134.730 ca); Mexico (2.695 ca); Canada (5.801 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.249.671 ca, trong đó 1.187.468 ca tử vong. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.201.221 ca nhiễm, trong đó 617.348 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 9.129.928 ca nhiễm, trong đó 225.849 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 3.231.031 ca nhiễm COVID-19, trong đó 90.226 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch bao gồm Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 396.495 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.372 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 6 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (2.764 ca); Fiji (6 ca); French Polynesia (1 ca); Papua New Guinea (4 ca); New Zealand (76 ca) và New Caledonia (21 ca).

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 21.304 ca mắc COVID-19 và 437 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực có tổng cộng hơn 14.464.100 ca nhiễm, trong đó 298.239 ca tử vong. Hết ngày 15/12, có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2, nhiều nước ASEAN đã ra lệnh cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện biến thể này cũng đã xuất hiện tại một số nước trong khu vực như Campuchia hay Thái Lan.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 205 ca bệnh mới và chỉ có 9 ca tử vong.

Malaysia đứng thứ 2 khu vực về ca nhiễm mới. Theo Bộ Y tế Malaysia, ngày 15/12 nước này ghi nhận 3.900 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 2.703.140.

Trong ngày 15/12, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN, với 3.370 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.178.276 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận 29 người tử vong vì đại dịch trong 24 giờ qua.

Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với 1.245 trường hợp trong ngày 15/12 và 6 ca tử vong. Singapore cũng ghi nhận hơn 400 ca bệnh và 3 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.