Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Ngọc Ánh- Thu Hà - 21:34, 26/09/2023

Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.

Anh Lưu Văn Bảo, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp chăm sóc đàn bò của gia đình.
Anh Lưu Văn Bảo, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp chăm sóc đàn bò của gia đình.

Mở rộng sản xuất, chăn nuôi

Qua rà soát nhu cầu hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, đầu năm 2022, gia đình anh Lưu Văn Bảo ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện biên giới Bù Đốp được chính quyền địa phương xét duyệt và đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện cho vay 120 triệu đồng từ nguồn vốn vay theo Nghị định số 28 để mua 5 con bò giống. Hiện nay, tất cả 5 con bò giống của gia đình anh Bảo đang mang thai. Nếu chăm sóc tốt, một vài năm tới, gia đình anh sẽ có nguồn thu khá.

Anh Lưu Văn Bảo bộc bạch: “Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để đầu tư phát triển chăn nuôi, gia đình tôi cũng như những hộ dân nơi đây có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Khi đời sống kinh tế ổn định thì người dân vùng biên giới này an tâm bám làng, bám đất để làm ăn. Không ai có thể lôi kéo, xúi giục vượt biên trái phép hoặc bị lợi dụng để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua biên giới được”.

Được vay vốn ưu đãi, tập trung phát triển kinh tế nên nhiều hộ đồng bào DTTS ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến đã vươn lên khá giả. Bà Hoàng Thị Khôi, một trong những hộ dân tộc Tày của ấp cho biết, nhờ vốn vay từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), gia đình bà đã bổ sung thêm đàn dê, chăm sóc được vườn tiêu và nuôi ong lấy mật. “Mặc dù thu nhập chưa cao (khoảng 150 triệu đồng/năm) nhưng mùa nào gia đình tôi cũng có nguồn thu, cuộc sống đỡ vất vả hơn”, bà Khôi phấn khởi cho biết.

Theo ông Lê Phương Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã giúp bà con DTTS mạnh dạn mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó nâng cao thu nhập. Đơn cử như ấp Sóc Nê, trước đây tỷ lệ hộ nghèo rất cao, nay chỉ còn một vài hộ do tuổi cao, không còn sức lao động.

Bà Hoàng Thị Khôi, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp cho biết, mặc dù thu nhập chưa cao nhưng nhờ kết hợp chăn nuôi với trồng trọt nên gia đình có nguồn thu quanh năm.
Bà Hoàng Thị Khôi, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp cho biết, mặc dù thu nhập chưa cao nhưng nhờ kết hợp chăn nuôi với trồng trọt nên gia đình có nguồn thu quanh năm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp - Nguyễn Minh Phong cho biết: Qua kiểm tra, đánh giá việc cho vay theo Nghị định số 28 của Chính phủ trên địa bàn huyện mới đây cho thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn có thêm điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời giúp nhiều hộ DTTS phát triển các loại hình sinh kế, tạo thu nhập ổn định, nhất là hộ nghèo có động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ đó, bà con tích cực tham gia đẩy mạnh phong trào quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư…

Thực hiện đồng bộ các chương trình cho vay

Ông Võ Trọng Hòa, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Bình Phước cho biết, thực hiện Nghị định số 28, Ngân hàng được giao triển khai 5 chương trình cho vay, gồm: cho vay hỗ trợ đất ở; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đến nay, Ngân hàng đã giải ngân được 14 tỷ 810 triệu đồng cho 208 hộ dân có nhu cầu vay vốn.

Trong quá trình triển khai thực hiện cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương mục Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 1 (từ 2021-2025), còn một số khó khăn, vướng mắc như: Tiến độ rà soát, lập, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng còn chậm, do một số ngành chủ quản chưa có hướng dẫn, quy định định mức. Một số hộ thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc địa điểm hộ gia đình dự kiến làm nhà thuộc đất sản xuất nông nghiệp nên nguồn vốn này đến nay chưa được triển khai.

Bà Hoàng Thị Khôi ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp chăm sóc đàn ong mật của gia đình.
Bà Hoàng Thị Khôi ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp chăm sóc đàn ong mật của gia đình.

“Thời gian tới, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Bình Phước tiếp tục phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, UBND cấp huyện rà soát quyết định phê duyệt danh sách các đối tượng đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để làm cơ sở cho vay. Phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện bình xét cho vay đúng quy định”, ông Hòa cho hay.

Lãnh đạo Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: Chương trình cho vay theo Nghị định số 28 là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS. Có nguồn vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi và xây dựng nhà ở chính là động lực giúp bà con DTTS an cư để lao động, sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững, xây dựng điểm sáng biên cương.

Cùng với nguồn vốn cho vay theo Nghị định số 28 của Chính phủ, Ban Dân tộc tỉnh đã và đang phối hợp chính quyền các địa phương đẩy nhanh giải ngân 216 tỷ đồng từ Chương trình MTQG 1719 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn này sẽ là động lực làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.