Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển vọng kinh tế từ cây măng tre Bát Độ

Khắc Điệp - Lục Yên - 04:38, 22/05/2023

Với ưu điểm vốn đầu tư ít, sớm cho thu hoạch, thời gian thu hoạch dài, ít sâu bệnh, dễ trồng, năng suất cao, cây măng tre Bát Độ đang được nhiều hộ dân ở huyện Lục Yên (Yên Bái) đưa vào trồng. Đây được xem là cây trồng triển vọng, hứa hẹn giúp người dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên tuyên truyền người dân thôn Khau Ca, xã An Phú về cây tre măng Bát Độ.
Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên tuyên truyền người dân thôn Khau Ca, xã An Phú về cây tre măng Bát Độ.

Gia đình anh Hoàng Văn Dư, thôn Đồng Dân, xã An Phú là 1 trong những hộ trồng măng tre Bát Độ từ gần 10 năm trước và đang có thu nhập ổn định từ loại cây này. Vụ Xuân năm nay, được Nhà nước hỗ trợ giống, kỹ thuật chăm sóc nên anh rất phấn khởi. Anh cho biết: “ Quá trình trồng và chăm sóc cây tre măng Bát Độ đến nay khá thuận lợi, được sự hướng dẫn của cán bộ Kiểm lâm nên diện tích tre Bát Độ của gia đình phát triển tốt”.

Với gia đình ông Nông Quyết Tiến, vụ Hè - Thu năm 2022, gia đình ông được hỗ trợ trên 100 cây giống. Sau gần 1 năm trồng, cây măng tre Bát Độ sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình khi có thể thu hoạch vào giữa năm 2023.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, cây măng tre Bát Độ đã và đang là một trong những cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân ở An Phú, có đầu ra ổn định và được đưa vào liên kết chuỗi.

Từ năm 2022 đến nay, xã An Phú đã trồng mới được gần 90ha măng tre Bát Độ, nâng tổng số măng tre Bát Độ toàn xã lên 200 ha. Theo ông Lộc Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú: “Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân các thôn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tre Bát Độ. Qua thời gian triển khai cho thấy, đây là loại cây chủ lực có thể phát triển kinh tế địa phương”.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế rừng bền vững cho bà con nông dân, những năm qua huyện Lục Yên đã tích cực áp dụng thực hiện nhiều mô hình cây trồng để nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó Dự án măng tre Bát Độ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái bước đầu cho thấy được những triển vọng, đặc biệt là ở 2 xã thực hiện Dự án bao gồm: xã An Phú và xã Minh Tiến.

Qua hơn 1 năm triển khai Dự án măng tre Bát Độ theo Nghị quyết 69, huyện Lục Yên đã trồng mới được hơn 100 ha, đạt trên 100% kế hoạch. Trong đó xã An Phú hơn 80 ha, xã Minh Tiến gần 20ha… nâng tổng diện tích măng tre Bát Độ toàn huyện lên khoảng 300ha. Trong tương lai gần, măng tre Bát Độ sẽ là một trong những cây trồng chủ lực của huyện, có đầu ra ổn định, giúp người dân có thể phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Ông Hoàng Quang, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên cho biết: “Việc trồng mới măng tre Bát Độ nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của Nhân dân 2 xã Minh Tiến, An Phú. Đây là tiền đề để phát triển cây lâm nghiệp bền vững cho bà con Nhân dân, tiến tới xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu”.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả Dự án cây măng tre Bát Độ tại huyện Lục Yên cho thấy đây là một hướng đi phù hợp với địa phương. Tuy nhiên, để phát triển mô hình trồng măng tre Bát Độ bền vững, hiệu quả, thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan, đơn vị chuyên môn trong việc quy hoạch vùng trồng, hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu mối tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm... giúp bà con phát triển sản xuất có hiệu quả và ổn định.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.