Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn

PV - 14:56, 21/02/2019

Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV sẽ khai mạc trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản Tư liệu Thế giới” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư. Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng, du khách trong và ngoài nước hơn 32 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các Quốc hiệu và Kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử được khắc ghi trong các Mộc bản.
Ví dụ như: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… Trong đó đề cập tới các quốc hiệu: Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê, Đại Việt thời Lý-Trần-Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh.
Khối di sản này đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV – Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ.
Với mỗi quốc gia, quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ.
Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô (thủ đô) cũng luôn được các thể chế nhà nước đặc biệt coi trọng. Từ thời xa xưa, các bậc đế vương nước Việt đã có nhiều lần đặt, thay đổi quốc hiệu hoặc kinh đô cho phù hợp với tình hình đất nước.
Đặc biệt, việc đặt quốc hiệu, xưng đế của các triều vua nước Việt thể hiện lòng tự tôn dân tộc với những quốc hiệu như Đại Cồ Việt hay Đại Việt để ngang hàng với Đại Tống, Đại Minh; Đại Nam để ngang hàng với Đại Thanh… Những lần thay đổi kinh đô cũng thể hiện sự cân nhắc sâu sắc để lựa chọn được nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
Theo Ban tổ chức, triển lãm phần nào tái hiện lại bức tranh về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi quốc hiệu và kinh đô đất nước, thể hiện khát vọng của các vương triều và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân. Đồng thời, triển lãm tạo điều kiện cho công chúng trong và ngoài nước được tiếp cận gần hơn với các di sản tư liệu của Việt Nam, từ đó khẳng định giá trị lịch sử vô giá nằm trong khối Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới để thấy được giá trị của tài liệu lưu trữ luôn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
THEO BÁO CHÍNH PHỦ
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.