Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm lưu động về nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản

NA - 17:43, 09/06/2022

Từ 10-26/6, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm lưu động “NINGYŌ: Nghệ thuật và Vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

Búp bê Nhật Bản đa dạng về thể loại, chế tác tinh tế.
Búp bê Nhật Bản đa dạng về thể loại, chế tác tinh tế.

Với tiêu đề NINGYŌ (trong tiếng Nhật có nghĩa là hình dáng con người), Triển lãm sẽ giới thiệu nền văn hóa búp bê được nuôi dưỡng trong lịch sử lâu đời của Nhật Bản, thông qua tổng cộng 67 búp bê được tuyển chọn kỹ lưỡng.

Triển lãm được chia thành 4 phần: Búp bê dùng để cầu nguyện cho trẻ em khôn lớn, Búp bê với vai trò tác phẩm nghệ thuật, Búp bê với vai trò nghệ thuật dân gianTruyền bá văn hóa búp bê.

Sự đa dạng của sản phẩm và sự khéo léo tinh tế trong việc chế tác, được vun đắp bởi tình yêu sâu sắc đối với búp bê chính là nét đặc trưng của văn hóa búp bê Nhật Bản.

Triển lãm cũng sẽ giới thiệu toàn diện về văn hóa búp bê từ Katashiro và Amagatsu - được xem là nguyên mẫu của búp bê ở Nhật Bản, đến những con búp bê bản địa phản ánh về khí hậu và những giai thoại trên khắp đất nước, những con búp bê thay quần áo và những búp bê nhân vật làm theo tỷ lệ được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Triển lãm lưu động về nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản 1

Ban Tổ chức hy vọng mỗi con búp bê được trưng bày trong triển lãm sẽ được khán giả tại Hà Nội chào đón và qua đó sẽ trải nghiệm được vẻ đẹp của sản phẩm nghệ thuật độc đáo đến từ Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...