Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám – Mốc son lịch sử”

PV - 16:17, 18/08/2020

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám – Mốc son lịch sử” giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu

Sáng 18/8, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam khai mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”.

Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu, gồm các nội dung chính:

Phần 1– Mùa thu lịch sử: Trưng bày những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Phần 2 - Sức mạnh niềm tin: Giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, sự vận dụng sáng tạo cùng những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Phần 3 - Tiếp bước vinh quang: Trưng bày nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật phản ánh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước của toàn Đảng, toàn dân và quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những tư liệu, hiện vật quý, triển lãm còn giới thiệu nhiều câu chuyện về những con người xuất hiện, gắn bó với giờ phút lịch sử 75 năm trước. Trong đó có câu chuyện về bà Lê Thi – người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc trong Lễ Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Câu chuyện về vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ là tấm gương tiêu biểu của giai cấp tư sản ủng hộ Đảng, Bác Hồ bằng cả vật chất và tinh thần.

Thông qua những tư liệu, hình ảnh, câu truyện lịch sử, triển lãm đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cổ vũ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.


Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.