Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030: Khẩn trương, hiệu quả, đáp ứng mong mỏi của đồng bào

Minh Thu - 15:03, 02/05/2022

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình MTQG, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Với vai trò cơ quan Thường trực Chương trình MTQG, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện có hiệu quả Chương trình, tạo động lực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chương trình MTQG sẽ tạo động lực để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Chương trình MTQG sẽ tạo động lực để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Những chuyển động tích cực

Chương trình MTQG là một quyết sách mang tính lịch sử. Lần đầu tiên Quốc hội, Chính phủ đã quyết định đầu tư một Chương trình dành riêng cho vùng đồng bào DTTS với nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn I của Chương trình từ năm 2021 đến năm 2025, Quốc hội đã phê duyệt và giao cho Chính phủ cân đối, bố trí nguồn vốn tối thiểu cho Chương trình hơn 137 ngàn tỷ đồng. Đây chính là giải pháp trọng tâm để đạt được mục tiêu của Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 mà Quốc hội đã phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14.

Để triển khai Chương trình MTQG đạt hiệu quả, nhiều chương trình làm việc, nhiều cuộc ký kết chương trình phối hợp giữa UBDT với các bộ, ngành đã được tổ chức. Tại các chương trình làm việc với bộ, ngành, địa phương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh luôn nhấn mạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để Chương trình MTQG đi vào cuộc sống.

Đơn cử, trong chuyến làm việc tại tỉnh Sơn La, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng: Tỉnh Sơn La cần quan tâm đến công tác chỉ đạo điều hành, kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện hệ thống pháp lý, đảm bảo đồng bộ, thống nhất; phân cấp tối đa, tập trung lựa chọn những công việc khả thi; giải quyết những vấn đề khó khăn, bức thiết nhất ở vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, quan tâm kiện toàn bộ máy cơ quan công tác dân tộc các cấp; đào tạo nguồn nhân lực người DTTS; quan tâm đến những dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù; khơi dậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Còn trong chuyến công tác, làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh khẳng định: Để Chương trình MTQG thành công, phải nâng cao công tác tuyên truyền để người dân hiểu, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, vươn lên vượt qua khó khăn. Công tác này phải có nghị quyết của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành và sự tham gia tích cực của người dân. Khi dân tin, dân hiểu, dân làm thì dự án mới thành công...

Quyết tâm cao nhất thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG

Tại Hội nghị triển khai Chương trình MTQG do UBDT tổ chức (tháng 2/2022), đã đề ra kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, trong đó ưu tiên các hoạt động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hằng năm, kế hoạch cho cả giai đoạn để tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, các dự án, tiểu dự án có khả năng giải ngân nhanh chóng, hiệu quả nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Chương trình.

Dự kiến, trong tháng 5/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp, thông qua việc phân bổ vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký Quyết định phân bổ vốn, UBDT ban hành thông tư hướng dẫn việc triển khai Chương trình MTQG.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của UBDT - cơ quan Thường trực Chương trình MTQG, các địa phương cũng thể hiện rõ quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết: “Ngay Sau khi Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Ban Dân tộc và các sở, ngành trong tỉnh Quảng Trị đã tham gia các hội thảo trực tuyến do UBDT tổ chức để góp ý xây dựng dự thảo các thông tư, hướng dẫn thực hiện các Dự án thành phần; phối hợp với các ban, ngành để tham mưu cho UBND tỉnh để triển khai ngay Chương trình MTQG”.

Còn tại Thái Nguyên, mới đây, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Thái Nguyên đã giao Ban Dân tộc - cơ quan Thường trực Chương trình chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách để thực hiện Chương trình.

“Với vai trò là cơ quan Thường trực, Ban Dân tộc sẽ bắt tay vào các phần việc để triển khai, đảm bảo Chương trình MTQG đạt hiệu quả cao”, ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên chia sẻ.

Khẳng định quyết tâm cao nhất trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh khẳng định: Việc triển khai Chương trình MTQG là nhiệm vụ trọng tâm đặc biệt, lớn nhất trong năm 2022 của UBDT, các vụ, đơn vị phải tập trung nguồn lực, tăng cường phối hợp, năng động, sáng tạo trong triển khai; đồng thời với việc triển khai hoàn thiện tất cả mọi việc để hết năm 2022 không còn bất kỳ vướng mắc nào.

Với quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của UBDT, cơ quan Thường trực, tin tưởng rằng, Chương trình MTQG sẽ phát huy hiệu quả, tạo động lực lớn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.