Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Minh Thu - 13:47, 04/05/2024

Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cán bộ ngành Nông nghiệp hướng dẫn người dân xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng kỹ thuật chăm sóc cây cam
Cán bộ ngành Nông nghiệp hướng dẫn người dân xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng kỹ thuật chăm sóc cây cam

Chương trình MTQG 1719 được xác định là “cú hích” để phát triển nhanh, bền vững cho vùng “lõi nghèo” của cả nước. Vì vậy, với vai trò là Thường trực Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, thời gian qua, cơ quan công tác dân tộc các địa phương đã tập trung tham mưu, xây dựng kế hoạch; trực tiếp và phối hợp triển khai các dự án của Chương trình MTQG 1719.

Ở Cao Bằng, theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, triển khai Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung nguồn lực, đồng thời lồng ghép vốn, từng bước tăng chi ngân sách hợp lý để thực hiện các dự án, tiểu dự án. Hiện tỉnh đã đầu tư xây dựng được 181 công trình, duy tu bảo dưỡng 106 công trình; dự kiến triển khai trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 8 dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 13.000 hộ.

“Chương trình MTQG 1719 là một trong những nguồn lực quan trọng để tỉnh hướng tới mục tiêu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm từ 4% trở lên”, ông Hùng cho biết.

Một công trình cấp nước sạch của tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719
Một công trình cấp nước sạch của tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719

Cũng như Cao Bằng, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG 1719. Tạo động lực, tiền đề triển khai chính sách dân tộc sau năm 2025.

Như ở Quảng Ngãi, theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đỗ Minh Hải, tỉnh­ phấn đấu giảm 4,5% tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh các giải pháp nâng cao đời sống người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

“Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Quảng Ngãi đảm bảo giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2024, phấn đấu với nỗ lực cao nhất để đạt mục tiêu của Chương trình đề ra”, ông Hải khẳng định.

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719, đã góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS. Như ở Sóc Trăng, đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô; 100% xã, phường, thị trấn và 100% ấp, khóm có điện lưới quốc gia; 99,65% hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh giảm 3,86%.

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc sống ổn định, bản sắc văn hóa được gìn giữ và phát huy
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc sống ổn định, bản sắc văn hóa được gìn giữ và phát huy

Theo ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719.

“Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Lý Rotha chia sẻ.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng về giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Ông Lý RothaTrưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng

Quyết tâm của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong việc thực hiện chính sách dân tộc nói chung, thực hiện Chương trình MTQG 1719 nói riêng là rất cần thiết. Bởi đây là thời điểm “nước rút” để các địa phương hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT - XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đồng hành cùng với các địa phương trong triển khai chính sách, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành đã xây dựng hồ sơ đề xuất điều chỉnh một số nội dung của Chương trình MTQG 1719. Do đây là Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi lần đầu tiên được triển khai, tổ chức nên không tránh khỏi những vướng mắc trong thực tiễn. Việc điều chỉnh kịp thời sẽ giúp các địa phương hoàn thành các mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng tạo tiền đề để triển khai chính sách dân tộc trong những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.