Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trẻ hóa

PV - 15:35, 03/08/2018

Dư luận ngày càng quan ngại cho số phận thăng trầm, đôi lúc thảm thương méo mó của hệ thống di tích Việt Nam trong cơn lốc trùng tu tôn tạo. Đáng nhẽ, việc trùng tu phải làm cho di tích “khỏe ra”; nhưng ở không ít công trình trùng tu lại làm cho di tích “trẻ ra”.

Ngay ở Thủ đô Hà Nội, di tích đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa) có niên đại 300 năm tuổi, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Lê Trung Hưng vừa bị trùng tu bằng cách phá bỏ hoàn toàn, xây dựng mới bằng bê tông. Việc trùng tu này đã “cải lão hoàn đồng” cho một di tích tuổi đời 300 năm, “trẻ ra” như một đứa trẻ vừa được sinh ra đúng 1 ngày tuổi.

di tích Sai phạm trong việc tu bổ đình Lương Xá là rất nghiêm trọng.

Ngày 31/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo đình chỉ thi công. Nhưng sự đã rồi bởi hàng loạt cấu kiện bằng gỗ quý của di tích đã bị tháo rời; chỉ còn cách đưa về… Bảo tàng Hà Nội cất giữ!

Sự việc trùng tu làm cho di tích “trẻ ra” không còn là một hiện tượng nữa mà dường như trở thành một phong trào. Trong cơn lốc “trẻ hóa” các di tích, nhiều sai phạm, bất cập đã bị dư luận lên án. Không ít lần các đơn vị quản lý, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu việc trùng tu tôn tạo, cả chính quyền địa phương cũng như Cục Di sản Văn hóa đã thừa nhận sai sót, hứa sẽ đình chỉ các công trình “sửa chữa di tích” có dấu hiệu vi phạm.

Thế nhưng cơn lốc trùng tu làm méo mó di tích vẫn cứ vần vũ. Đầu tiên là do hầu hết những người thực hiện việc tu bổ không có trình độ chuyên môn về bảo tồn. Giống như khi tham gia giao thông, người ta không có bằng lái nhưng vẫn cứ phóng xe bạt mạng. Thế nên mới có thực trạng hầu hết các di tích đã được trùng tu đều làm biến dạng di sản, và nặng hơn là phá hủy hoàn toàn để xây mới.

Vậy vì sao người ta cứ trùng tu (và cho phép trùng tu) kiểu “phá hoại di tích” mà không ngại gì? Cái lý đơn giản là tiền. Dự án mà chỉ đuổi mối mọt ở cột đình, dọn cỏ rác ở ven thành cổ thôi thì làm sao “hóa giải” được ngân sách được cấp về. Chỉ dỡ ra, xây mới... mới có “cơ” dùng hết một vài chục tỷ, có khi cả trăm tỷ cho một công trình. Ấy mới là “cái lõi” của kiểu trùng tu… phá hoại!.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục