Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo tại tỉnh Gia Lai

Ngọc Thu - 15:04, 05/09/2023

Sáng 5/9, nhân dịp Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai. Nhân chuyến công tác, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, các em có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh với tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Gia Lai
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Gia Lai

Theo ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhân dịp khai giảng năm học mới, tại Gia Lai Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh nghèo, các em có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, 2.000 bộ theo chương trình Cùng tiếp bước em tới trường và hơn 16.000 bộ SGK theo chương trình đề nghị của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngoài ngân sách nhà nước. Tổng trị giá khoảng trên 6 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng gửi tặng 15 tủ sách dùng chung bao gồm 1.920 bộ SGK cho các trường học tại các địa bàn khó khăn của tỉnh Gia Lai.

Những món quà trên là tấm lòng của toàn thể cán bộ, công nhân viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mong muốn chia sẻ một phần khó khăn với các em và giúp nhà trường có thêm nguồn tài liệu dùng chung, hỗ trợ tích cực cho việc học tập và giảng dạy của nhà trường.

Các bộ SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày và in ấn công phu sẽ giúp thầy cô giáo dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy - học theo định hướng tích cực, hỗ trợ các hoạt động đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh đó, giúp các em tiếp tục hành trình học tập nhẹ nhàng, hấp dẫn và thiết thực.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận sự quan tâm, đóng góp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng gần 1 triệu bản sách cho các địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Gia Lai.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, khu vực Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm của đất nước nhưng cũng là địa bàn về mặt kinh tế - xã hội và giáo dục có nhiều đặc trưng, khó khăn, thách thức riêng. Toàn xã hội quan tâm nhiều đến giáo dục vùng Tây Nguyên, đặc biệt các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông… là những khu vực cần nhiều sự quan tâm hơn nữa. Để tất cả học sinh được đến trường bảo đảm cơ sở vật chất, đủ giáo viên… Trong đó, nhu cầu tối thiểu và hết sức quan trọng là sách giáo khoa. Nhiều địa phương đã có các hoạt động, sáng kiến để lo cho các em đủ SGK khi đến trường.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, 2023 - 2024 là năm học đang tiếp tục đổi mới. Cũng có thể nói đây là năm học trọng tâm, then chốt trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Với những khó khăn, thách thức phía trước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong thầy, cô trong ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục dân tộc. Trong đó quan tâm đến sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường dân tộc nội trú, bán trú và huy động con em đến trường. Đồng thời chăm lo đời sống, tâm tư nguyện vọng, hướng nghiệp cho các em. Vì điều này không chỉ bảo đảm sự công bằng xã hội mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số. 


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.