Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp tại Bến Tre

Minh Anh - 20:38, 15/09/2023

Ngày 15/9, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Chung kết cấp vùng khu vực miền Nam Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023, tại Bến Tre.

Bà Trần Lan Phương (bìa trái), Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre, trao Giấy Chứng nhận và biểu trưng của Cuộc thi cho 2 dự án đạt giải nhất
Bà Trần Lan Phương (bìa trái), Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre, trao Giấy Chứng nhận và biểu trưng của Cuộc thi cho 2 dự án đạt giải Nhất

Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết, 2023 là năm nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố như đại dịch Covid-19, xung đột kéo dài ở Ukraine, tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí khậu và chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của các nước lớn... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, tình hình kinh tế Việt Nam cũng có rất nhiều khó khăn và thách thức.

Trong bối cảnh khó khăn đó, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết, vẫn có tới 2.024 dự án tham gia Cuộc thi khởi nghiệp năm 2023 thông qua Hội LHPN 63 tỉnh, thành; vượt xa so với con số 1.549 dự án dự thi năm 2021.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, những con số ấn tượng của cuộc thi chứng minh ý chí quyết tâm, nỗ lực của hội viên, phụ nữ tham gia phong trào Quốc gia khởi nghiệp. Đây là sức sống mới, tiềm năng mới cần được cỗ vũ, phát huy, tiếp sức để các ý tưởng khởi nghiệp được hiện thức hóa, giúp phụ nữ trở thành nữ chủ doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai và tạo việc làm cho nhiều lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ.

Càng đặc biệt hơn, các đề án khởi nghiệp năm nay được hình thành từ nguồn tài nguyên của địa phương, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, thúc đẩy giá trị văn hóa, truyền thống, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo, có giá trị thương mại cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

"Đây chính là giá trị gia tăng của Cuộc thi Khởi nghiệp năm 2023, là nỗ lực không nhỏ của tổ chức Hội Phụ nữ và hội viên, phụ nữ chung tay xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững", Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Ban Tổ chức, đã có 12 dự án khởi nghiệp của 8 tỉnh, thành được tham gia cuộc thi chung kết cấp vùng khu vực miền Nam. Trong đó có 1 thí sinh người DTTS, 2 thí sinh là phụ nữ khuyết tật. Đây là những dự án xuất sắc đã vượt qua vòng loại chấm điểm khoa học, nghiêm túc, công minh, nhận được sự đánh giá cao của Ban Giám khảo.

Sau vòng thi chung kết, Ban Tổ chức đã quyết định trao giải Khuyến khích cho 5 dự án; 2 giải Ba được trao cho dự án "Mô hình sản xuất và kinh doanh hoa sáp" của chị Bùi Thị Yến Nhi (Hậu Giang) và dự án "Xây dựng trang trại chăn nuôi cà cuống và chế biến sản phẩm từ cá cuống" của chị Hoàng Thị Hương (Tây Ninh); 2 giải nhì được trao cho dự án "Khởi nghiệp các sản phẩm đan móc từ len sợi" của chị Đoàn Thị Thành (Bình Phước) và dự án "Muối thảo dược Cần Giờ" của chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh); 2 giải Nhất được trao cho dự án "Phát triển sản xuất sữa hạt sen tổ yến theo chuỗi phát triển bền vững" của chị Lưu Thị Mỹ Duyên (Đồng Tháp) và dự án "Dầu gội dược liệu N22 - siêu sạch gàu, ngăn rụng tóc" của chị Đặng Thị Kim Ngọc (Hậu Giang).

Các dự án đạt giải từ giải Ba trở lên tại vòng Chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng khu vực miền Nam sẽ tiếp tục tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp Toàn quốc năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.