Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Xây dựng 28 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Ngọc Thu - 15:15, 08/08/2023

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong năm 2023, Gia Lai hỗ trợ xây dựng 28 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với tổng kinh phí gần 3,9 tỷ đồng.

Các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh góp phần giúp các hộ gia đình DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh góp phần giúp các hộ gia đình DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Cụ thể, tại Ia Pa sẽ triển khai 2 mô hình (kinh phí 369 triệu đồng), Kông Chro triển khai 4 mô hình (kinh phí 670 triệu đồng), Phú Thiện 2 mô hình (kinh phí 249 triệu đồng), Đak Pơ 1 mô hình (30 triệu đồng), Kbang 2 mô hình (282 triệu đồng), Đức Cơ 1 mô hình (165 triệu đồng), Chư Păh 2 mô hình (215 triệu đồng), Krông Pa 3 mô hình (780 triệu đồng), Chư Pưh 1 mô hình (165 triệu đồng), Chư Sê 5 mô hình (198 triệu đồng), Mang Yang 4 mô hình (565 triệu đồng) và Đak Đoa 1 mô hình (210 triệu đồng).

Đồng thời, đã thu hút đầu tư, triển khai tại 12/17 huyện, thị xã, thành phố gồm: Ia Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Đak Pơ, Kbang, Đức Cơ, Chư Păh, Krông Pa, Chư Pưh, Chư Sê, Mang Yang và Đak Đoa.

Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh gần 3,9 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hơn 3,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 327 triệu đồng). Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn hỗ trợ xây dựng và thực hiện 1 mô hình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức các phiên chợ, hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.