Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tránh "cài cắm lợi ích nhóm" trong xây dựng hệ thống pháp luật

PV - 14:05, 12/06/2023

Sáng 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp nhằm tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết sẽ thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội: Tuyệt đối tránh "cài cắm lợi ích nhóm", trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/LS
Chủ tịch Quốc hội: Tuyệt đối tránh "cài cắm lợi ích nhóm", trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/LS

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Quốc hội khóa XV đã hoàn thành đợt 1 Kỳ họp thứ 5 sau 17 ngày làm việc, cơ bản hoàn thành các nội dung đã đề ra. Tại đợt 2 của Kỳ họp, Quốc hội chủ yếu tiến hành biểu quyết thông qua các dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Từ hôm nay (12/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức các cuộc họp để cho ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của kỳ họp thứ 5 này.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến về 8 dự án luật, trong đó có 6 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, có 2 dự án luật đã được bổ sung để thông qua theo quy trình 1 kỳ họp. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về 9 dự thảo nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu, cơ quan hữu quan cần thực sự cầu thị, tích cực lắng nghe để tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng các ý kiến của các cơ quan, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Với mong muốn nâng cao chất lượng của hệ thống thể chế pháp luật lên mức cao nhất, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì cần đảm bảo không có bất kỳ ý kiến nào của ĐBQH không được tiếp thu, giải trình một cách thỏa đáng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: sáng kiến chia kỳ họp làm 2 đợt để có thời gian tiếp thu, giải trình, chỉnh lý là hợp lý - Ảnh: VGP/LS
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: sáng kiến chia kỳ họp làm 2 đợt để có thời gian tiếp thu, giải trình, chỉnh lý là hợp lý - Ảnh: VGP/LS

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh lý cần đảm bảo đúng theo quy trình, nguyên tắc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đưa vào luật những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình, đủ “chín”, đủ rõ, cấp bách, có sự đồng thuận thống nhất cao. Những nội dung chưa “chín”, chưa đủ rõ, chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa đánh giá tác động đầy đủ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần bảo đảm tinh thần công khai, minh bạch, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tuyệt đối tránh "cài cắm lợi ích nhóm", trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ý kiến, sẽ hình thành phương án xin ý kiến cơ quan trình.

Đánh giá sáng kiến chia kỳ họp làm 2 đợt để có thời gian tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết là hợp lý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiến hành công việc càng sớm càng tốt, tận dụng thời gian nghỉ giữa 2 đợt để triển khai khẩn trương, kịp thời công việc.

Đánh giá cao Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã có nhiều nỗ lực, phối hợp chặt chẽ và tích cực với các cơ quan của Chính phủ trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục phát huy để nâng cao chất lượng công việc, bảo đảm các dự án luật, dự thảo nghị quyết đạt được chất lượng cao nhất.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.