Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Ban Dân tộc tỉnh làm tốt công tác tham mưu, bám sát tình hình thực tế vùng đồng bào DTTS

Như Tâm - 19:02, 09/05/2023

Ngày 9/5, Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội do bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Tổ trưởng Tổ công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội cùng đồng bào DTTS và miền núi. Tiếp và làm việc với Tổ công tác có ông Lý Ro Tha - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi làm việc
Bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt cho lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, ông Lý Ro Tha - Trưởng Ban Dân tộc cho biết, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào DTTS nhất khu vực Tây Nam Bộ, dân số toàn tỉnh là 1.197.823 người; trong đó, người DTTS là 423.830 người, chiếm 35,44% dân số (đồng bào dân tộc Khmer chiếm 30,19%; dân tộc Hoa 5,22%; còn lại của 25 dân tộc khác 0,036%).

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 15.139 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,54% toàn dân số. Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 63 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS (17 xã khu vực III và 46 xã khu vực I). Toàn tỉnh có 128 ấp đặc biệt khó khăn (83 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, 44 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I; 1 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã có ấp vùng DTTS) theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (sau đây gọi là Chương trình) trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; Ban Dân tộc phối hợp các sở, ban ngành tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng ban hành 66 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế quản lý triển khai thực hiện Chương trình.

Thực hiện Chương trình giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, bước đầu Nhân dân rất đồng thuận và phấn khởi, luôn phát huy vai trò, trách nhiệm cùng với chính quyền địa phương trong việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp triển khai thực hiện Chương trình, thực hiện đạt các mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS.

Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2021 - 2023 để thực hiện Chương trình là 656,416 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 582,112 tỷ đồng; vốn đối ứng là 69,827 tỷ đồng, đạt 11,9%; vốn huy động là 4,477 tỷ đồng (ngày công, hiến đất...).

Tính đến 30/4/2023, tỉnh đã triển khai đồng bộ các Tiểu dự án, Dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình, trong đó đã triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, công trình nước tập trung, thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế...

Thực hiện dự án “ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” theo Quyết định 1719-QĐ/ TTg thuộc Chương trình đã hỗ trợ nhiều em học sinh Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp bước đến trường
Thực hiện dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” theo Quyết định 1719-QĐ/TTg thuộc Chương trình đã hỗ trợ nhiều em học sinh Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp bước đến trường

Theo Ông Lý Ro Tha, có 5 nhóm vấn đề còn khó khăn và vướng mắc, cần được Tổ công tác ghi nhận và giúp địa phương sớm tháo gỡ, để Chương trình thực hiện đúng tiến độ và mang hiệu quả thiết thực trong vùng đồng bào DTTS.

“... Một số ngành, địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để tập trung thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao; văn bản thực hiện Chương trình quá nhiều, nhiều văn bản còn nhiều dẫn chiếu văn bản khác, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc năng lực có hạn, nên quá trình thực hiện Chương trình còn gặp nhiều lúng túng; hệ thống văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm được ban hành và chưa đầy đủ; một số dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động chưa có cơ sở để triển khai thực hiện, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, lộ trình triển khai thực hiện Chương tình...”, ông Lý Ro Tha nêu cụ thể. 

 Kỳ vọng Chương trình sẽ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào luôn được đảm bảo
Kỳ vọng Chương trình sẽ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào luôn được bảo đảm

Tại buổi làm việc, dựa trên báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, các thành viên Đoàn công tác đã có những yêu cầu, đề nghị phí địa phương làm rõ thêm những vần đề khó khăn, vướng mắc từ tình hình thực tế khi triển khai thực hiện Chương trình.

Thay mặt cho Đoàn công tác, bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh rất đầy đủ, vượt yêu cầu và kỳ vọng của Tổ công tác, việc này thể hiện được năng lực và bấm sát tình hình thực tế trong vùng đồng bào DTTS của lãnh đạo Ban Dân tộc.

“Đối với những khó khăn mà địa phương kiến nghị, đề xuất với Tổ công tác, chúng tôi sẽ tổng hợp và ghi nhận đầy đủ để báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội trong thời gian tới, kỳ vọng sẽ cùng địa phương có giải pháp, sớm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, bà Tạ Thị Yên nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.