Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án 6 thuộc chương trình MTQG

PV - 00:33, 30/04/2023

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch". Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.

Thực hiện Dự án 6 sẽ giúp đồng bào DTTS ở Bình Định gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình
Thực hiện Dự án 6 sẽ giúp đồng bào DTTS ở Bình Định gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình

Mục tiêu nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến hết năm 2025 với các nội dung cụ thể sau:

Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS tại các địa phương để khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch. Ưu tiên hỗ trợ khôi phục bảo tồn các lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một và các lễ hội tiêu biểu nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại vùng đồng bào DTTD.

Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể; tham mưu xây dựng chính sách đối với các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS...

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy về bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một.

Xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các DTTS, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các DTTS; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các DTTS; mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư

Đánh giá, rà soát, lựa chọn xây dựng các Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời số văn hóa, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Xây dựng, chỉnh trang nhà vệ sinh, tăng cường trang thiết bị phòng ở, thiết bị phòng sinh hoạt cộng đồng, chỉnh trang cảnh quan đường, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn...

Xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát cho cộng đồng các DTTS; tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan các loại hình văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao truyền thống của đồng bào DTTS; tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, thôn văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; ưu tiên bảo tồn làng, thôn truyền thống các DTTS có tiềm năng khai thác phục vụ phát triển du lịch...

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.