Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Tràng Định (lạng sơn): Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

PV - 08:56, 18/04/2019

Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 22 xã trong đó 12 xã ĐBKK và 3 xã biên giới được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Năm 2018, huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 6 chính sách dân tộc (5 chính sách của Trung ương và 1 chính sách địa phương).

Đường giao thông nông thôn xã Đội Cấn được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135. Đường giao thông nông thôn xã Đội Cấn được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135.

Với tổng nguồn vốn là trên 20 tỷ đồng từ các chính sách địa phương tập trung đầu tư xây dựng 37 công trình đường giao thông, 4 mương thủy lợi cho 12 xã ĐBKK và 01 xã biên giới; hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135) là 2 tỷ 629 triệu đồng.

Chị Bàn Thị Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội-Dân tộc huyện Tràng Định cho biết: Để triển khai hiệu quả các hợp phần hỗ trợ sản xuất, các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, huyện Tràng Định đã chỉ đạo, phân cấp xã làm chủ đầu tư các chương trình chính sách xã làm chủ đầu tư để tăng tính chủ động, có trọng điểm; huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở.

Tính đến 30/12/2018, toàn huyện đã giải ngân được trên 17 tỷ đồng, đạt 82% đã hoàn thành 19km đường giao thông nông thôn (chương trình mục tiêu) 4km đường thôn; 23km đường ngõ xóm tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân.

Song song với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, huyện Tràng Định cũng đã hỗ trợ 16.320 giống cây ăn quả; 83.965 cây lâm nghiệp; 3.170 con giống và phân bón các loại cho 2.759 hộ gia đình để phát triển sản xuất. Anh Hoàng Văn Hùng, thôn Nà Lẹng, xã Đội Cấn phấn khởi nói: “Nhà nước đầu tư làm đường bê tông cho dân đi lại thuận tiện, hỗ trợ con giống, cây trồng, kỹ thuật, bà con chỉ cần chăm chỉ làm ăn là thoát nghèo thôi”.

Nhằm nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi và quỹ đất, cán bộ chuyên ngành địa phương cũng rất chú trọng hướng dẫn người dân xây dựng triển khai một số mô hình cây trồng mang lại thu nhập cao như, cây thạch đen, cây quýt, quế... Để đảm bảo lợi ích kinh tế cho người dân yên tâm phát triển sản xuất, huyện đã đăng ký nhãn hiệu tập thể “Tràng Định” cho sản phẩm cây quế, cây quýt. Ứng dụng khoa học-kỹ thuật sản xuất thạch an toàn, thiết kế mẫu bao bì sản phẩm, quy mô 10ha thạch đen tại 2 xã, 05ha tại xã Cao Minh và 5ha tại xã Tân Tiến; hỗ trợ máy ép thạch thủy lực cho Hội sản xuất và kinh doanh thạch đen, hệ thống máy ép chế biến thạch ăn với năng suất đạt 174kg lá thạch phơi khô/sào bằng 48,198 tạ/ha và tem, nhãn, bao bì sản phẩm.

Ông Lý Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định cho biết: Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được triển khai trong vùng đồng bào DTTS huyện Tràng Định thực sự đã phát huy hiệu quả. Nhờ sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời của các chính sách đã góp phần ổn định đời sống của người dân qua phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Tràng Định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 toàn huyện ước đạt 11,16% (mục tiêu 10%), GRDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.

THÚY HỒNG