Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trà Vinh hỗ trợ dạy và học chữ Khmer trong nhà chùa

PV - 11:30, 03/07/2018

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP (ngày 15/7/2010) của Chính phủ về chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS, trong giai đoạn 2010-2017, bình quân mỗi năm tỉnh dành hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ việc dạy và học chữ Khmer ở 134 chùa Khmer trong tỉnh.

Lớp dạy chữ Khmer ở chùa Nodol ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Lớp dạy chữ Khmer ở chùa Nodol ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

 

Dịp hè hằng năm, Trà Vinh có khoảng 2.000 học sinh ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT theo học bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa chữ Khmer tại các điểm chùa Khmer, với gần 200 giáo viên, nhà sư đứng lớp giảng dạy được chi trả kịp thời đúng chế độ, định mức qui định.

Bên cạnh đó, Trà Vinh còn trang bị trên 123.000 sách giáo khoa tiếng Khmer cho học sinh với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Học sinh theo học ở các trường dân tộc nội trú, trường dự bị đại học dân tộc được tỉnh thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ như, miễn giảm học phí theo quy định; cấp học bổng cho trên 7.700 học sinh và các chính sách hỗ trợ khác.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.