Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh có sức thuyết phục bởi thực tế sinh động của cuộc sống

Thanh Hải - 07:12, 07/06/2023

Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.

Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu
Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu

Nghệ An là tỉnh rộng, với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống như Thái, Khơ mú, Mông, Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ), Ơ đu… Cách đây nhiều năm, đồng bào Mông có tục di cư tự phát sang địa bàn khác, vùng đất khác như vào Tây Nguyên, sang nước bạn Lào… để làm ăn sinh sống. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy và tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng giáp biên. Chưa kể, tình trạng di cư tự phát còn tạo ra sự bất ổn và không bảo đảm về an sinh xã hội.

Đó cũng là vấn đề mà một số đại biểu đã quan tâm và chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh vào chiều 6/6. Trả lời trước nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT khẳng định: Mỗi người dân là công dân Việt Nam thì đều có quyền sinh sống bất cứ nơi đây trên lãnh thổ Việt Nam. Ở đâu có điều kiện sống tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn… thì người dân có quyền lựa chọn.

Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng
Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng

Bộ trưởng,Chủ nhiệm UBDT cũng cho biết, không riêng gì đồng bào Mông mà nhiều thành phần dân tộc khác cũng có chuyện di cư tự phát để sinh sống, để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, ở đồng bào Mông, việc di cư tự phát có số lượng nhiều hơn.

Trước nội dung làm sao, có giải pháp như thế nào để chấn chỉnh tình trạng này; bảo đảm cho đồng bào an cư để có cuộc sống tốt hơn, cũng là để thuận lợi hơn cho công tác quản lý… Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng, lâu nay, các chính sách dân tộc dành cho đồng bào, trong đó có đồng bào Mông được thực hiện rất tốt, đi vào cuộc sống hơn. Đời sống của đồng bào Mông nói riêng đã tốt hơn, ấm no hơn trước nhờ các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thành ra tình trạng di cư giảm rất nhiều.

Trước nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, nhiều cử tri cho rằng, nội dung trả lời đã sát tình hình thực tế, đúng trọng tâm vấn đề và có dẫn chứng thuyết phục.

Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con
Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con

Nhìn từ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), một huyện giáp biên có 35% đồng bào Mông sinh sống, đã khẳng định chắc chắn nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Ông Vi Hòe - Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn nhấn mạnh rất nhiều khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện di cư của đồng bào Mông. Ông Hòe nói: Mật độ, số lượng đồng bào Mông di cư sang Lào và đi các địa phương khác giảm đáng kể. Đó là kết quả tổng hòa của nhiều giải pháp và biện pháp.

Cũng theo ông Hòe, chúng tôi được biết, huyện Kỳ Sơn đã triển khai rất nhiều cách làm rất hiệu quả để đồng bào Mông an cư, ổn định sản xuất, không di cư như trước. Đó là, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động kết hợp với Biên phòng nước bạn Lào tăng cường tuần tra, kiểm soát người vào ra khu vực biên giới. Đáng chú ý, giải pháp “níu chân” người Mông an cư tại quê nhà chính là những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào định canh, định cư, ổn định sản xuất. Các chính sách dân tộc từ Chương trình NTM, Nghị quyết 30a, giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở để người dân yên tâm hơn từ đó từ bỏ thói quen di cư như trước.

Theo các địa phương ở Nghệ An, trước đây, tình trạng người Mông di cư tự phát thường đi cả hai vợ chồng, có hộ để lại nhà cửa, cũng có hộ bán nhà cửa… đi tìm “miền đất hứa”. Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong (Nghệ An) - huyện có 5 bản người Mông với số lượng hơn 3.300 người, chiếm 35% toàn xã, cũng khẳng định rằng: Tình trạng người Mông di cư làm ăn, sinh sống đã giảm mạnh.

Ông Cường cho hay: Huyện đã làm rất tốt khâu dân vận, tuyên truyền gắn với việc quan tâm nâng cao đời sống bằng các chính sách hỗ trợ vay vốn, làm nhà ở, giao đất sản xuất, giao rừng, xây dựng mô hình dân vận khéo… Đặc biệt là định kỳ gặp mặt lắng nghe ý kiến già làng, trưởng bản đối thoại trực tiếp với người dân… nên đã sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Vừ Nỏ Pó làm giàu từ nuôi gà đen
Anh Vừ Nỏ Pó (huyện Kỳ Sơn) làm giàu từ nuôi gà đen

Về miền Tây xứ Nghệ hôm nay, không khó để bắt gặp những người Mông hay lam hay làm. Những người Mông mà tôi đã gặp trên những nẻo đường là những “tỷ phú” miền biên viễn. Đó là ông Vừ Vả Chống với cánh rừng sa mu, pơ mu rộng hàng chục ha với ý định làm giàu từ du lịch sinh thái ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn; là anh Vừ Nỏ Pó với đàn dê, bò, ngựa… hàng chục con ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, có thu nhập từ gà đen mỗi năm hàng trăm triệu đồng; là ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm xã Tri Lễ huyện Quế Phong với đàn bò, ngựa, dê mỗi năm cho thu nhập hơn trăm triệu đồng…

Miền Tây xứ Nghệ đang đổi mới và ổn định, phát triển. Trong thành quả lớn đó, có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Mông.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.