Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tp. Pleiku (Gia Lai) triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Ngọc Thu - 11:01, 18/06/2024

Ngày 17/6, UBND Tp. Pleiku (Gia Lai) đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Tham dự có lãnh đạo tỉnh, thành phố và 150 đại biểu đại diện cho hơn 35.600 đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn.

Ra mắt đoàn đại biểu Tp. Pleiku đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2024
Ra mắt đoàn đại biểu Tp. Pleiku đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2024

Tp. Pleiku có 175 thôn, làng, tổ dân phố. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ hơn 13% dân số. Những năm qua, từ nhiều chương trình, dự án và nguồn vốn được lồng ghép, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, điện lưới, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được đầu tư xây dựng. Mạng lưới đường giao thông được kết nối từ trung tâm Thành phố đến trung tâm các xã và các thôn, làng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa, 100% các làng có đường nhựa đến trung tâm làng; 100% hộ đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia, 99,9% hộ đồng bào DTTS sử dụng nước hợp vệ sinh. Công tác xây dựng thôn, làng văn hóa và gia đình văn hóa được quan tâm thực hiện; công tác đào tạo nghề nông thôn được quan tâm nhất là đào tạo nghề cho đồng bào DTTS.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Tp. Pleiku có 37 thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 31 đội cồng chiêng, các cơ sở dạy nghề truyền thống như tạc tượng, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm... được duy trì gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mô hình du lịch trải nghiệm nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân. Đồng thời, góp phần lưu giữ, bảo tồn những ngành nghề truyền thống, văn hóa truyền thống dân tộc. 

Tp. Pleiku có 100% xã, phường đã có đủ hệ thống trường, lớp được đầu tư khang trang theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa; 100% các trạm y tế xã, phường được xây dựng kiên cố, trong đó 95,6% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho Nhân dân; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em DTTS dưới 5 tuổi ngày càng giảm còn 9,5% năm 2024. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,24% (giảm 0,32%), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 1,29% (giảm 1,61%) và dự kiến tỷ lệ hộ nghèo DTTS cuối năm 2024 giảm còn 0,85%. Thành phố không còn xã, thôn, làng thuộc diện nghèo, đặc biệt khó khăn.

Các đại biểu tham gia Đại hội
Các đại biểu tham gia Đại hội

Các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thành phố triển khai thực hiện bảo đảm chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Các phong trào thi đua yêu nước được cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát động thu hút đông đảo đồng bào DTTS hưởng ứng, tham gia. 

Nhiều Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố khối Đại đoàn kết dân tộc..., góp phần quan trọng vào những thành tựu mà Thành phố đã đạt được trong giai đoạn vừa qua.

Các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thành phố triển khai hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thành phố triển khai hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Kpă Đô đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được. Đồng thời, nhấn mạnh: Tp. Pleiku cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc theo phân cấp quản lý, triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Kpă Đô phát biểu chỉ đạo Đại hội
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Kpă Đô phát biểu chỉ đạo Đại hội

Đồng thời, quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS, tích cực phục dựng các lễ hội truyền thống, sưu tầm, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo tồn làng văn hóa truyền thống gắn với du lịch.

Cùng với đó, tăng cường vai trò của các Trưởng thôn, Trưởng dòng họ, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư để xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc; đề cao cảnh giác và ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch âm mưu lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng bào gây rối an ninh, trật tự, chia rẽ khối Đại đoàn kết các dân tộc...

Ban dân tộc tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân Tp. Pleiku đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc
Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân Tp. Pleiku đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc

Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và bầu 16 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV. Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen cho 15 tập thể, cá nhân Tp.Pleiku đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc, giai đoạn 2019 - 2024, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai. UBND Tp.Pleiku tặng Giấy khen cho 19 tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019 - 2024. 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.