Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh: Tận dụng thời gian, tăng cường mở rộng “vùng xanh” đẩy lùi Covid-19

Lê Vũ - 15:37, 04/08/2021

Hiện nay, nhiều khu vực tại TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu triển khai việc bảo vệ, đồng thời mở rộng các "vùng xanh " - là những khu an toàn, chưa có ca nhiễm hoặc không còn nguy cơ lây nhiễm. Đây là biện pháp hiệu quả, góp phần phòng chống và đẩy lùi đại dịch, nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Lãnh đạo TP. HCM trao quà động viên lực lượng tham gia phòng, chống dịch, bảo vệ vùng xanh tại Phường 13, quận Tân Bình
Lãnh đạo TP. HCM trao quà động viên lực lượng tham gia phòng, chống dịch, bảo vệ vùng xanh tại Phường 13, quận Tân Bình

Tăng cường mở rộng "vùng xanh"

Mặc dù đã nhiều lần kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tình hình dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Số ca dương tính mỗi ngày vẫn ở con số vài ngàn người. Chính quyền Thành phố đã ban hành và áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là việc siết chặt hơn nữa Chỉ thị 16, hạn chế người dân ra đường khi không thật cần thiết. 

Tuy nhiên, việc lập chốt, tăng cường kiểm soát, xử phạt… chỉ là giải pháp mang tính nguyên tắc, tạm thời để nhắc nhở và răn đe các hành vi vi phạm. Điều quan trọng nhất, vẫn là người dân phải hiểu rõ về vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác phòng chống dịch, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng Nhân dân, thực hiện  nghiêm chỉ đạo rất thiết thực của Phó thủ Tướng Vũ Đức Đam, “giữ chặt vùng xanh an toàn, từng bước dồn dịch vào các điểm nhỏ”, tuyệt đối không để tập trung đông người hoặc không để người dân ra khỏi nhà khi không cần thiết”.

Những ngày qua, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức phong trào: “Mở rộng vùng xanh trên bản đồ COVID-19”. Phong trào bước đầu đạt được hiệu quả đáng kể, tạo được sự đồng thuận cao và ủng hộ nhiệt tình của người dân

Theo đó, cùng với việc tập trung cho khu vực nguy cơ cao, Chính quyền và Nhân dân Thành phố sẽ quyết tâm bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn và dần củng cố mở rộng thêm "vùng xanh" trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại các khu trung tâm, Thành phố sẽ bằng nhiều cách như giãn cách, rà soát, xét nghiệm bóc tách F0 để chuyển hoá thêm nhiều mảng xanh trên bản đồ. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố sẽ sử dụng bản đồ nguy cơ COVID-19 để theo dõi, đánh giá việc triển khai.

Hiện tại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Quận 3, Quận 6, Quận 10, Quận 11 và Quận Phú Nhuận là các khu vực đang có nhiều “vùng xanh nhất” . Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tại các địa phương này, ngoài các chốt kiểm soát của lực lượng chức năng, thì rất nhiều các khu vực khác, đặc biệt là các cụm dân cư khép kín, các ngõ hẻm có khá nhiều chốt chặn được dựng lên, hoặc ít nhất là căng dây cảnh báo để bảo vệ “vùng xanh”. 

Đồng lòng chống dịch

Các chốt chặn này, được lập nên bởi chính những người dân trong các khu dân cư với sự túc trực canh gác của tình nguyện viên nhằm hạn chế người lạ ra vào, các shipper phải giao hàng từ bên ngoài, qua một quy trình nghiêm ngặt, ngay cả việc thanh toán tiền mặt cũng được khử khuẩn kỹ lưỡng. Thậm chí có nơi còn cẩn thận ghi chép thông tin (số điện thoại, lịch trình di chuyển, địa chỉ…) của người dân trong khu vực khi ra, vào nhằm đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho cư dân trong khu vực, không tạo điều kiện cho dịch bệnh có cơ hội xâm nhập.

Chốt bảo vệ vùng xanh tại phường 11, Quận 11, TP HCM do nhân dân tự lập nên.
Chốt bảo vệ vùng xanh tại phường 11, Quận 11, TP HCM do nhân dân tự lập nên.

Chị Nguyễn Ngọc Phương Trinh, sinh sống tại quận 10 cho biết:” Ban đầu cũng thấy hơi bất tiện, nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay tại thành phố thì tôi nghĩ đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ mình và mọi người”

Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, cư trú tại phường 11, quận 11 chia sẽ :” Rất may mắn là từ khi dịch bùng phát đến nay, khu vực hẻm nơi tôi sinh sống với mấy chục hộ dân chưa hề có ca dương tính hoặc F1, F2 nào cả, chưa bị phong tỏa lần nào. Nhưng hiện nay, thấy tình hình dịch lây lan dữ quá. Hưởng ứng phong trào giữ vùng xanh mà thành phố kêu gọi, đại diện khu phố đã xin ý kiến phường, được phường đồng ý chúng tôi đã tự căng dây lập nên chốt tự quản ở đầu hẻm để hạn chế người lạ, shipper ra vào hẻm. Bà con trong hẻm cũng được thông báo hạn chế ra vào, chỉ đi khi thật cần thiết chẳng hạn như đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men mà thôi”

Đến kiểm tra tại khu phố giữ vững vùng xanh, hẻm 51 Phan Huy Ích, thuộc Khu phố 1, Phường 15, quận Tân Bình, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh  đánh giá cao mô hình quản lý ở tổ, khu phố rất tốt. Tổ đã thực hiện một số giải pháp như: thông qua hệ thống tin nhắn zalo, hệ thống loa tuyên truyền, thực hiện quản lý người dân theo từng tuyến hẻm. 

Nhờ kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch tại khu phố, từ đó, người dân chủ động tích cực tham gia vào trực gác giữ vững vùng xanh, vận động cá nhân hảo tâm chăm lo đời sống của Nhân dân. Nhờ những giải pháp này, khu phố đã giữ vững vùng xanh không có người bị nhiễm bệnh. 

Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải mong rằng, những kinh nghiệm giữ vững vùng xanh tiếp tục được lan tỏa và nhân rộng ra toànThành phố; cùng nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho toàn thể người dân, sẽ là những giải pháp hữu hiệu sớm đẩy lùi đại dịch, đưa cuộc sống trở về bình thường mới.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.