Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Cần Thơ: Quy hoạch trở thành thành phố thông minh, đáng sống của Việt Nam

Minh Triết - 06:04, 31/10/2023

Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.Cần Thơ đã họp thông qua Nghị quyết về Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được kỳ vọng sẽ giúp Thành phố có những bước đột phá trong việc xây dựng phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng...từng bước giải quyết các thách thức nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới
Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới

Bức phá dựa trên 5 trục động lực kinh tế và 3 vùng phát triển

Trong xây dựng phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng...Thành phố dựa trên 5 trục động lực kinh tế và 3 vùng phát triển. Cụ thể: đối với 5 trục động lực kinh tế, có 2 trục ngang bao gồm: Tuyến phát triển dọc theo cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, trong đó phía Đông chủ yếu phát triển thêm về công nghiệp, phía Tây phát triển thêm du lịch sinh thái, đô thị; tuyến hành lang kinh tế hiện hữu Tây sông Hậu, bao gồm các trục quốc lộ 91, đường vành đai phía Tây, đường 920D, với các loại hình phát triển tập trung vào thương mại dịch vụ, đô thị sinh thái và đô thị công nghiệp.

Song song đó, 3 trục dọc bao gồm: Dọc theo các tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng; quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Trong đó, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Ô Môn - Giồng Riềng thiên về phát triển công nghiệp, tạo kết nối vùng về hành lang công nghiệp, tuyến dọc quốc lộ 1A chủ yếu phát triển theo hướng kết nối hành lang đô thị chính của vùng ĐBSCL.

Về 3 vùng phát triển, đối với vùng thứ nhất gồm: Quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, huyện Phong Điền (định hướng phát triển thành thị xã) và một phần diện tích quận Ô Môn, huyện Thới Lai là vùng đô thị. Vùng này sẽ là khu vực chính để Cần Thơ trở thành trung tâm, động lực phát triển của vùng ĐBSCL.Vùng thứ 2 gồm: Phần còn lại của quận Ô Môn, quận Thốt Nốt và một phần các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh là vùng động lực phát triển kinh tế mới phía Bắc. Vùng thứ 3 gồm: Một phần các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh là vùng phía Tây cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng bổ sung những hình thức sinh kế mới, như chuyển đổi từ lúa sang cây trồng vật nuôi phù hợp giá trị kinh tế, kết hợp năng lượng mặt trời, công nghệ...

Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ khảo sát vùng phát triển nông nghiệp
Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ khảo sát vùng phát triển nông nghiệp

Chọn thế mạnh vươn xa

Quy hoạch cũng đã đề ra phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng. Theo đó, TP. Cần Thơ sẽ chú trọng phát triển các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản, quốc phòng an ninh; đặc biệt, sẽ phát triển ngành công nghiệp có tính nền tảng, hiện đại, bền vững như công nghiệp hóa chất, điện tử, chế biến nông thủy sản, thực phẩm...

Hiện tại, thành phố đã chính thức khởi động Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ, với tổng mức đầu tư hơn 3.717 tỉ đồng. VSIP Cần Thơ định hướng thu hút các nhóm ngành điện - điện tử, sản xuất - lắp ráp phương tiện vận tải, cơ khí sản xuất, sản phẩm phụ trợ công nghiệp kỹ thuật, dệt may, thực phẩm - đồ uống, hậu cần - kho bãi,... 

 "Dự án sẽ hình thành môi trường thuận lợi phục vụ các nhà đầu tư tại thành phố cũng như khu vực vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, đóng góp tích cực vào sự hội nhập, phát triển toàn diện và bền vững của Việt Nam trong tương lai", Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường kỳ vọng.

Dự kiến đến năm 2030, thành phố Cần Thơ là trung tâm đô thị của vùng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao của vùng.

Đến năm 2050, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thuộc nhóm các thành phố phát triển khá của châu Á; trở thành thành phố thông minh, đáng sống của Việt Nam.

Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ cho biết: Đối với Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các bước tiếp theo, đảm bảo đúng các trình tự, thủ tục pháp luật quy định để trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, đảm bảo đúng tiến độ.

Song song đó, TP. Cần Thơ đang thực hiện 6 chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 45/2022/QH15, xét tình hình thực tế, nếu triển khai thực hiện những chính sách đặc thù nêu trên, TP. Cần Thơ sẽ thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, sớm đạt được tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chia sẻ: "Việc triển khai thực hiện phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước, khả năng huy động đa dạng các nguồn lực xã hội; từng bước giải quyết các thách thức nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL và thuộc nhóm các thành phố phát triển khá của châu Á; trở thành thành phố thông minh, đáng sống của Việt Nam".

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.