Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tối hậu thư của Mỹ - Cái cớ buộc Iran tự xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân?

PV - 17:40, 13/01/2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/1 cho biết sẽ không tái áp đặt các biện pháp trừng phạt hạt nhân đối với Iran.

Tuy nhiên ông Trump chỉ cho thời hạn 120 ngày để Mỹ và các đồng minh châu Âu soạn thảo thỏa thuận mới mà không cần thương lượng với Iran để sửa chữa những điều mà ông cho là "sai lầm thảm họa" trong thỏa thuận hiện nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

 

“Tối hậu thư” của Tổng thống donald Trump khiến nhiều nhà ngoại giao đặt câu hỏi liệu đây có phải là cách để Mỹ tránh sự cô lập quốc tế, thay vào đó buộc Iran phải tự tay xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân đang được quốc tế ủng hộ này.

Thỏa thuận mới theo hình dung của Tổng thống Trump sẽ chỉ có sự tham gia của Mỹ, Anh, Pháp và Đức và sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát cứng rắn hơn đối với Iran nếu tiếp tục nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Cụ thể, thỏa thuận đó sẽ không bắt đầu hết hiệu lực sau 10 năm giống như thỏa thuận hiện nay mà sẽ áp đặt vĩnh viễn các hạn chế đối với không chỉ các nhà máy hạt nhân của Iran mà cả chương trình tên lửa của nước này.

Ông Trump cũng nhắc lại chính sách ngăn chặn mọi ngả đường để Tehran vĩnh viễn không thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong một tuyên bố, ông Trump khẳng định, Mỹ chưa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tuy nhiên sẽ có 2 khả năng sửa chữa lại thỏa thuận hay Mỹ rút khỏi thỏa thuận. Bộ Tài chính Mỹ hôm qua cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên 14 cá nhân và công ty với cáo buộc về nhân quyền.

“Tối hậu thư này” có thể đặt sức ép lên các nước châu Âu- những bên ủng hộ mạnh mẽ cho Thỏa thuận 2015 với Iran. Trong một tuyên bố đưa ra, Liên minh châu Âu cho biết đang đánh giá quyết định của Mỹ và xem xét bước đi cụ thể. Cả 3 nước Anh, Pháp, Đức mà Tổng thống Trump muốn đàm phán đều khẳng định sẽ tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nhấn mạnh: “Thỏa thuận hạt nhân với Iran là kết quả của những nỗ lực ngoại tích cực. Đây là cách để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran đang tuân thủ thỏa thuận này. Vì vậy rất quan trọng là cả thế giới cần phải ủng hộ thỏa thuận này”.

Dự kiến các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận bước đi tiếp theo trong cuộc gặp vào ngày 22 tháng 1 tới tại Bỉ. Nhấn mạnh những khó khăn mà châu Âu đang phải đối mặt, một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng sẽ rất phức tạp và thách thức để cứu vãn thỏa thuận này.

Lo ngại của các nhà ngoại giao châu Âu không phải không có cơ sở khi tính đến các điều kiện khó khăn mà Tổng thống Trump đưa ra trong tối hậu thư. Theo đó, các thanh sát viên quốc tế có quyền thanh sát ngay lập tức tất cả những địa điểm được yêu cầu tại Iran và các điều khoản giới hạn chương trình hạt nhân Iran sẽ không có hạn chót.

Luật của Mỹ cũng buộc bất cứ vụ thử tên lửa nào của Iran cũng đối mặt với các biện pháp trừng phạt.Tổng thống Trump còn muốn Quốc hội Mỹ sửa đổi một đạo luật, bao gồm một số điểm mà nếu vi phạm sẽ dẫn đến việc Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Những biện pháp này không cần đàm phán với Iran mà thay vào đó sẽ là kết quả đối thoại giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Những điều kiện mà Mỹ đưa ra khiến giới quan sát nhận định liệu Tổng thống Trump đang muốn thực sự đàm phán lại thỏa thuận vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, hay chỉ là cách để giúp thỏa thuận tồn tại dưới chính sách bảo hộ luật pháp cứng rắn của Mỹ.

Luật của Mỹ có thể được sửa đổi để giảm bớt mối lo ngại của ông Trump. Tuy nhiên, việc buộc Iran phải đồng ý cho phép thanh sát quốc tế hay không có thời  hạn cụ thể giới hạn các hoạt động hạt nhân của Iran là điều không thể.

Vì vậy, các chuyên gia nhận định, chỉ với một quyết định không nới lỏng trừng phạt, Mỹ có thể chấm dứt hiệu quả thỏa thuận này. Tuy nhiên, với tối hậu thư này, Tổng thống Mỹ đang tránh nguy cơ bị cô lập quốc tế mà vẫn  buộc Iran phải tự tay xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân.

Chuyên gia phân tích quốc tế nhận định: “Lí do tại sao chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục cam kết với thỏa thuận hay một phần của thỏa thuận này đó là bởi vì phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Israel và Saudi Arabia đều ủng hộ thỏa thuận này.

Nếu họ rời thỏa thuận này, họ sẽ bị cô lập. Vì vậy với việc tiếp tục cam kết với thỏa thuận này và đảm bảo Iran không nhận được các lợi ích kinh tế sẽ buộc Iran phải tự tay xé bỏ thỏa thuận”.

Trong một phản ứng của mình trước bước đi của Mỹ, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho rằng, tuyên bố của Mỹ là những "mưu toan liều lĩnh nhằm phá hoại một thỏa thuận đa phương vững chắc". Iran khẳng định không thể đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân và thay vì thành kiến được lặp đi lặp lại, chính Mỹ phải tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này - giống như Iran./.

TH

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).