Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Toả sáng nghị lực Việt 2023: Nguyễn Văn Bình niềm tự hào của thể thao người khuyết tật Việt Nam

Văn Hoa - Hải Đăng - 01:13, 17/11/2023

Với những người khiếm thị công việc sinh hoạt hàng ngày đã là cả một vấn đề. Đặc biệt là hoạt động thể dục, thể thao là việc hết sức khó khăn. Vượt lên trên tất cả những điều đó Nguyễn Văn Bình đến từ Đoàn Thể thao người khuyết tật thành phố Hà Nội đã gắn bó với thể thao trong suốt 10 năm qua và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Anh Nguyễn Văn Bình tham dự và dành Huy chương Đồng Đại hội người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Paragames) 12
Anh Nguyễn Văn Bình tham dự và dành Huy chương Đồng Đại hội người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Paragames) 12

Được bác sĩ chẩn đoán bị mắc thoái hoá sắc tố võng mạc – căn bệnh không có phương pháp điều trị tích cực và tương lai chắc chắn sẽ mất thị lực hoàn toàn từ năm lên 6 tuổi. “Lúc đó bản thân tôi chưa ý thức được sự mất mát của bản thân, và nghĩ đứa trẻ nào cũng không nhìn thấy gì vào buổi tối”, anh Bình nhớ lại.

Do vậy, anh vẫn học tập và sinh hoạt như bình thường cho đến năm cuối cấp 2, sự tiên liệu của bác sĩ đã trở thành sự thật và anh Bình bắt đầu mất thị lực hoàn tàn.

“Từ một người có khả năng nhìn, tôi bắt đầu làm quen với bóng tối, với chữ nổi và nhận biết thế giới xung quanh qua tiếng động. Bố mẹ đã lo lắng sự tôi suy sụp khi bị như vậy. Nhưng với tôi không hề có sự chán nản bởi bản thân ý thức được rằng chỉ có cố gắng thích nghi với cuộc sống mới giúp cho mình trong tương lai”, anh Bình chia sẻ.

Với mong muốn tự lập và không trở thành gánh nặng của gia đình, anh Bình chủ động tìm kếm thông tin và tham gia sinh hoạt tại Hội người mù. Năm 2011 anh đã lên Hà Nội vừa làm nghề xoa bóp, bấm huyệt, vừa học chương trình THPT tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố, Q. Hoàn Kiếm.

Năm 2012, anh Bình bén duyên với điền kinh trong một giải chạy phong trào được tổ chức tại Hà Nội. “Nói đến bén duyên với điền kinh chuyên nghiệp, là thông qua anh Nguyễn Văn Sinh (vận động viên thể thao người khuyết tật Hà Nội) trong khoảng thời gian làm việc cùng nhau trong cơ sở xoa bóp, bấm huyệt. Anh Sinh đã động viên tôi tham gia giải chạy cho khoẻ người. Anh bước ra sân chạy cũng chỉ nghĩ đơn giải với tâm niệm đó và rồi gắn bó với nó đến bây giờ”, anh Nguyễn Văn Bình tâm sự.

Chính thức trở thành vận động viên thuộc Đoàn Thể thao người khuyết tật Thành phố Hà Nội và ngay năm sau (2013) anh Bình đã giành 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng tại Giải Thể thao người khuyết tật Toàn quốc.

 “Để có được thành công đó là cả một sự nỗ lực vượt lên số phận. Người bình thường chưa chắc đã làm được và với người khiếm thị, luôn gặp khó khăn. Đặc biệt là trong quá trình tập luyện và thi đấu. Nhưng với sự động viên từ gia đình, ý chí bền bỉ và sự nỗ lực không ngừng đã giúp anh vượt lên trên tất cả. Đều đặn 5 giờ sáng, anh cùng các đồng đội bắt đầu rèn luyện tại sân Hàng Đẫy đến khi mặt trời lên cao hơn 8h sáng mới nghỉ và tiếp tục công việc mưu sinh hàng ngày”, anh Bình chia sẻ.

Trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, anh Bình đã dành được hơn 40 Huy chương các loại tại Giải thể thao dành cho người khuyết tật trong nước và ngoài nước.
Trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, anh Bình đã dành được hơn 40 Huy chương các loại tại Giải thể thao dành cho người khuyết tật trong nước và ngoài nước.

Anh Bình đặt mục tiêu cao hơn cho bản thân, đó là thi đấu ở đấu trường Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games). Anh đã lao vào tập luyện với tất cả cố gắn của bản thân. “Đều đặn từ 5h – 8h sáng anh cùng đồng đội tập luyện tại sân Hàng Đẫy. Đặc biệt gần ngày thi đấu, khối lượng bài tập được anh đẩy lên gấp 2, 3 lần. Nhiều lúc về đến nhà người như dã ra thậm chí còn không thể làm việc được”, anh Bình nói.

Mặc dù mệt mỏi, nhưng mỗi lần nghe được lời động viên từ gia đình, vợ và tiếng đứa con đầu lòng qua điện thoại là bao nhiêu mệt nhọc tan biến. Tất cả nỗ lực được bù đắp vào các kì ASEAN Paragames, năm nào anh Bình cũng nằm trong danh sách tham gia Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt nam và luôn thi đấu có huy chương.

Trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, anh Bình đã có một bộ sưu tập huân chương cao quý mà bất cứ vận động viên nào cũng mong muốn, với khoảng 40 Huy chương các loại tại Giải thể thao dành cho người khuyết tật trong nước và ngoài nước. Với những thành tích đạt của mình, anh Bình đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen về những đóng góp trong công tác thể thao người khuyết tật.

Đặc biệt, anh Nguyễn Văn Bình sẽ là 1 trong 35 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2023 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty TNHH TCPVN tổ chức.

Chương trình Gala “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2023 sắp diễn ra trong tháng 11 này tại Thủ đô Hà Nội.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.