Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

Nhật Minh - 16:40, 24/11/2023

Ngày 24/11, tại Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

Quang cảnh buổi Toạ đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.
Quang cảnh buổi Toạ đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

Hậu quả nặng nề từ thiên tai

Tại buổi tọa đàm, theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Việt Nam, năm 2022, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 19/22 loại hình thiên tai, 1.072 trận thiên tai được thống kê, gồm: 7 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 258 trận dông, lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, 2 đợt rét đậm, rét hại, 14 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển va 2 đợt nắng nóng, hạn hán. Thiên tai trong năm đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021)…

Còn tại khu vực miền núi phía Bắc địa hình chủ yếu là đồi, núi hiểm trở, chia cắt mạnh, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ dốc lớn cùng với địa chất phức tạp, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, suy giảm chất lượng và số lượng rừng đầu nguồn cùng với tập quán sinh sống, canh tác gần nguồn nước, ven sông suối của người Thái và trên sườn dốc của người Mông… là những nguyên nhân chính khiến khu vực chịu thiệt hại nặng nề bởi các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn, lũ, ngập lụt, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá, động đất, hạn hán,...

Riêng đối với Lào Cai, là tỉnh vùng cao, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, địa hình đặc trưng chủ yếu là núi cao, khe sâu, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Do biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp, khó lường. Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 đợt thiên tai gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Đại biểu đặt câu hỏi tại buổi tọa đàm.
Đại biểu đặt câu hỏi tại buổi tọa đàm.

Theo đó, thiên tai đã làm 18 người chết, mất tích; 638 nhà ở bị thiệt hại và ảnh hưởng; hư hỏng 57 công trình phụ; hơn 12.470 ha lúa, mạ; cây ăn quả, cây trồng khác… bị thiệt hại;s hơn 500 con gia súc, gia cầm bị chết… Tổng ước giá trị thiệt hại về kinh tế là 1.115,6 tỷ đồng.

Giải pháp giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp

Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến những nguyên nhân xảy ra thiên tai, những giải pháp thực tiễn để bảo vệ người, tài sản, vật nuôi... khi có thiên tai.

Các đại biểu đã đặt 20 câu hỏi và được giải đáp thông tin xung quanh các vấn đề: Biến đổi khí hậu toàn cầu; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; rét đậm, rét hại; mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; những chính sách hỗ trợ và phát triển sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai gây ra; những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong sản xuất nông nghiệp; những khuyến cáo, định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, bền vững... nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có nhiều loại hình thiên tai, mỗi loại hình gây những tác động khác nhau đối với sản xuất và đời sống. Ứng với mỗi loại hình thiên tai cần phải áp dụng những giải pháp ứng phó phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, như: Về trồng trọt cần sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu lạnh tốt như giống lúa lai, ngô lai F1, các giống lúa thuần thuộc dòng Japonica có gen chịu lạnh; các giống rau, cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới, ôn đới…; bố trí gieo trồng trong khung thời vụ an toàn, tránh các cao điểm rét đậm, rét hại.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm.

Hay như đối với thủy sản, rét đậm, rét hại dài ngày làm cho nhiều loài cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng đặt ra cho cả người nuôi lẫn chỉ tiêu của ngành thuỷ sản. Do đó, với đàn cá giống đang lưu giữ cần thả bèo 2/3 ao về phía Bắc để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ cho cá trú đông…

Kết luận tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Chăn nuôi thú y - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Hệ thống khuyến nông các cấp cần đẩy mạnh các biện pháp thông tin tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, kết hợp với đào tạo, tập huấn, xây dựng các mô hình để chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm cho từng người dân, từng hộ gia đình và cả cộng đồng hiểu rõ và tự giác, đồng lòng thực hiện.

Đồng thời, tăng cường công tác dự báo, coi trọng công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó. Các cấp chính quyền cần phối hợp thực hiện hiệu quả đồng thời 2 mục tiêu của ứng phó là giảm thiểu và thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn để phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.