Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tọa đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch Lai Châu

Văn Hoa - 17:36, 26/12/2021

Sáng ngày 26/12, tại TP Lai Châu, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu tổ chức buổi Tọa đàm” Đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng tuyến Tam Đường- Thành phố Lai Châu- Phong Thổ”.

Ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm.
Ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam (bên trái) cùng ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu đồng chủ trì buổi Tọa đàm

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam; bà Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam; ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Lai Châu; các đại biểu thuộc đoàn Famtrip…

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, Lai Châu vùng đất được biết đến với khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ. Nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và nền văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc. Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, Lai Châu còn là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng là cầu nối giữa SaPa và Điện Biên Phủ, Đông và Tây Bắc; đã khởi công tuyến đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai với thành phố Lai Châu; chuẩn bị mở hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên; có 01 cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng chuẩn bị nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế nên khả năng đón khách du lịch nội địa và quốc tế trong tương lai là rất lớn.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam phát biểu đóng góp tại buổi Tọa đàm
Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm

Ông Tống Thanh Hải cho rằng, với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, giai đoạn (2016-2020) du lịch tỉnh đưa vào khai thác 16 điểm du lịch; 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (trong đó: 128 cơ sở với 2099 buồng/phòng); lượng khách năm sau cao hơn năm trước, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân18%/năm. Có thể khẳng định du lịch Lai Châu đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Ông Tống Thanh Hải nhấn mạnh, kết quả đạt được của du lịch tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch còn thấp so với cả nước; thiếu sản phẩm, dịch vụ du lịch cao cấp. Công tác quảng bá, xúc tiến thiếu chuyên nghiệp, chưa thu hút được thị trường khách du lịch có mức chi trả cao, hình ảnh du lịch tỉnh chưa đến được với thị trường khách quốc tế... Xác định rõ những hạn chế của du lịch, thời gian tới, Lai Châu sẽ tiếp tục cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp với phương châm“Doanh nghiệp phát tài, Lai Châu phát triển”.

“Trong khuôn khổ của chương trình Tọa đàm lần này Lai Châu mong nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ thẳng thắn của Tổng cục Du lịch, các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Hiệp hội du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành, để du lịch Lai Châu có thể đạt được mục tiêu tạo ra sản phẩm mới hội tụ đầy đủ các yếu tố “đặc thù, hấp dẫn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường” và đến năm 2030 đón trên 5 triệu lượt khách du lịch”.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ về công tác xúc tiến quảng bá để phát triển du lịch tại Lai Châu. Trong đó các đại biểu đánh giá Lai Châu có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc… Các đại biểu cũng đánh giá những hạn chế trong phát triển du lịch tại Lai Châu như hạn chế về cơ sở vật chất, chưa khai thác hết các thế mạnh vốn có, còn hạn chế trong liên kết các điểm du lịch… Qua đó, các đại biểu cũng có nhiều kiến nghị, đề xuất để du lịch Lai Châu phát triển tương ứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam cho biết, ông rất ấn tượng với Lai Châu khi phát triển du lịch cộng đồng sau các địa phương khác tuy nhiên sự phát triển du lịch cộng đồng của Lai Châu khá hấp dẫn, thú vị, đã đưa được cộng đồng vào tham gia kinh doanh du lịch, tạo được nguồn lợi, nguồn thu nhập thường xuyên của cộng đồng ngoài du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo động lực để người dân tự tin chuyển đổi từ nghề truyền thống sang những sản phẩm truyền thống gắn liền với du lịch. Đặc biệt như Sin Suối Hồ có nhiều mô hình độc đáo, là một điển hình phát triển du lịch tiêu biểu mà các địa phương khác có thể học tập. Ông rất mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, tiếp tục hỗ trợ các làng du lịch cộng đồng khác của Lai Châu giải quyết được các mâu thuẫn cộng đồng về chia sẻ lợi ích nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người dân địa phương, hoàn thiện các dịch vụ đáp ứng đón khách du lịch khi đến bản làng. Ông hi vọng Lai Châu sẽ là tỉnh thành phát triển du lịch cộng đồng đúng cách, đúng quy chuẩn hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.