Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm du lịch “cộng đồng” nhưng còn hạn chế tính cộng đồng

Nghĩa Hiệp - 16:29, 12/10/2021

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên 96%. Bình Liêu nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, cùng bề dày văn hóa, lịch sử và sự đa dạng các lễ hội truyền thống dân tộc. Việc khai thác các lễ hội văn hóa để phát triển du lịch những năm qua, đã và đang được triển khai rất tốt trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt gắn với văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vẫn còn thiếu tính “cộng đồng”.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (giữa) kiểm tra các điểm xây dựng du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bình Liêu
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (giữa) kiểm tra các điểm xây dựng du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bình Liêu

Chủ trương đúng hướng

Từ năm 2015, huyện Bình Liêu đã có chủ trương, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trương được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 31/7/2015, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Liêu “về phát triển du lịch Bình Liêu giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: ruộng bậc thang, rừng hồi, quế, sở xanh mướt, đường biên giới hùng vĩ cùng các lễ hội truyền thống dân tộc, cũng như các nét văn hóa đặc sắc như: Hát Then, đàn Tính, Lễ hội đình Lục Nà của dân tộc Tày; hát Pả Dung, Ngày hội kiêng gió của người Dao; hát Soóng Cọ, Ngày hội bóng đá nữ của người Sán Chỉ, cho đến các giá trị ẩm thực, văn hóa độc đáo khác... tạo bức tranh về du lịch có sức hút lớn đối với du khách đến Bình Liêu.

Mặt khác, Bình Liêu cũng xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá các điểm đến du lịch trên địa bàn huyện... cùng với các Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Huyện tập trung quy hoạch về kiến trúc nhà ở, bảo tồn trang phục, trùng tu di tích, phục hồi, phát triển các giá trị văn hoá vật thể và văn hóa phi vật thể...

Sự thành công trongkhai thác du lịch, được thể hiện qua số lượng du khách tăng lên theo từng năm.Nếu như năm 2015, huyện chỉ đón được 33.000 lượt khách, năm 2018 là trên 53.000lượt khách, thì đến năm 2019 đạt trên gần 85.000 lượt khách và năm 2020 đạt ngưỡng70.000 lượt khách (do ảnh hưởng bởi dịch).

Cần xây dựng du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động văn hóa dân tộc để giữ chân khách du lịch đến với địa phương
Cần xây dựng du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động văn hóa dân tộc để giữ chân khách du lịch đến với địa phương

Nhưng vẫn “thiếu” để hoàn thiện

Sau 5 năm khai thác du lịch, số lượng du khách đến với Bình Liêu năm 2020 tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các địa phương thì, lượng khách lưu trú lại chỉ đạt hơn 23.500 người, bằng 1/3 lượng du khách đến với địa phương. Anh Nguyễn Quyết Thắng, Công ty du lịch Vintravel cho biết: “Du khách đến với Bình Liêu, Quảng Ninh chủ yếu là ngắm cảnh, tham gia các lễ hội dân tộc và chụp ảnh tại các điểm tham quan. Thường các hoạt động diễn ra trong ngày và ít nghỉ lại, do không có các hoạt động buổi tối để giữ chân du khách”.

Thực tế cho thấy, các điểm lưu trú, các Homestay được đầu tư, xây dựng như: A Dào, Hoàng Sắn, Trưởng Ngố, Sông Moóc House... hiện cũng nằm riêng lẻ tại các thôn, bản khác nhau, hoạt động theo hình thức độc lập, chủ yếu phục vụ ăn, nghỉ, không có hoạt động văn hóa hấp dẫn với du khách. Chính việc làm du lịch văn hóa, nhưng không có các hoạt động văn hóa dân tộc đặc sắc vào ban đêm, không có không gian giao lưu đông người và thiếu tính cộng đồng, đã khiến cho ít du khách lựa chọn hình thức lưu trú.

Để khắc phục hạn chế, một trong những khâu đột phá trong giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Bình Liêu được ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ: “Huyện Bình Liêu trong khâu đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phải xác định trọng điểm là du lịch và thương mại biên giới, cùng với đó là tái cơ cấu ngành Nông lâm nghiệp theo hướng bền vững, giá trị gia tăng cao hơn. Huyện phải là trọng điểm phát triển du lịch cộng đồng, trong đó người dân là chủ thể, xây dựng kết nối tour tuyến và chuẩn bị nguồn nhân lực cho du lịch”.

Đây cũng là tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của tỉnh Quảng Ninh “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Với sự đa dạng văn hóa dân tộc vốn có, cùng các cảnh quan thiên nhiên, việc triển khai xây dựng các “làng dân tộc” như: Làng dân tộc Tày, làng dân tộc Dao, làng dân tộc Sán Chỉ... trong đó người dân trở thành chủ thể chính sẽ đáp ứng đầy đủ tính cộng đồng trong phát triển du lịch vùng DTTS./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.