Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hồng Phúc - 07:10, 09/11/2024

Sau nhiều năm diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ được tổ chức tại "mái nhà chung" của 54 dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, cũng là dịp để người dân Thủ đô và du khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu về thực hành then đã được UNESCO ghi danh. Liên hoan nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.


 (Tin -đã BT) Tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Toàn cảnh buổi họp báo

Tại họp báo chiều 7/11, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; tạo điều kiện để các địa phương giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại về “Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào ngày 12/12/2019.

 Liên hoan diễn ra từ ngày 16 - 18/11, với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên quầnchúng các dân tộc Tày, Nùng, Thái hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng), đồng thời có sự tham gia phối hợp tổ chức của các cơ quan, ban, ngành Trung ương.

Theo Quyền Trưởng Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung, điểm mới của Liên hoan năm nay thể hiện ngay ở chương trình khai mạc đêm 16.11 với chủ đề "Việt Nam kỷ nguyên vươn mình", trong đó chương mở đầu "Lời cây đàn tính" tập trung tôn vinh giá trị nghệ thuật của hát then, đàn tính. Các chương tiếp theo: "Di sản hội tụ và tỏa sáng", "Chung một niềm tin", "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" có sự đan xen, kết hợp sao cho câu chuyện về nghệ thuật hát then, đàn tính được xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình. Qua đó, công chúng nhận diện được giá trị văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong chuỗi giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam. 

Các hoạt động tại Liên hoan gồm biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát then, đàn tính; không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa truyền thống của các địa phương tham gia liên hoan; trình diễn nghề truyền thống dệt thổ cẩm và chế tác đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc...

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.