Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình trạng vượt biên trái phép ở Tây Nguyên vẫn chưa có hồi kết: Tăng cường thế trận lòng dân (Bài 4)

Ngọc Thu - Lê Hường - 16:11, 27/05/2023

Để người dân hiểu bản chất của kẻ xấu, ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất, phát triển kinh tế trên quê hương, các cấp chính quyền, ban, ngành, hội, đoàn thể đã có nhiều cách tuyên truyền, vận động và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân. Đồng thời, có những cách làm hay giúp bà con nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chuyên án GL622 - chống mua bán người qua biên giới của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chuyên án GL622 - chống mua bán người qua biên giới của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai.

Vì bình yên thôn làng

Xác định thủ đoạn lừa đảo của kẻ xấu thường lợi dụng không gian mạng để dụ dỗ, lừa phỉnh đồng bào DTTS vượt biên trái phép, Công an huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã triển khai mô hình “Mạng xã hội với pháp luật vì bình yên cuộc sống”.

Trung tá Mã Ngọc Lâm, Phó Trưởng Công an huyện Phú Thiện cho biết: Công an huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ cho đồng bào vượt biên sau khi trở về được vay vốn làm ăn, ổn định cuộc sống.

Để đảm bảo tốt tình hình an ninh, trật tự, Công an huyện Phú Thiện đã tăng cường trinh sát bám, nắm địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền để bà con không bị lợi dụng, móc nối, lôi kéo vượt biên trái phép. Đồng thời, tranh thủ Người có uy tín, chức sắc tôn giáo tại địa phương để nâng cao công tác vận động quần chúng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Đối với huyện Chư Pưh, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị trấn Nhơn Hòa, đã xây dựng mô hình “Vững vàng thế trận toàn dân trên không gian mạng”. Ban CHQS thị trấn phân ra từng nhóm trực tiếp sử dụng điện thoại thông minh của mình cùng với bà con tra cứu, truy cập, trao đổi những thông tin cần thiết. Đồng thời giới thiệu, hướng dẫn bà con cách nhận biết trang thông tin, nguồn thông tin chính thống, giúp bà con tiếp cận thông tin trên không gian mạng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, mô hình còn tuyên truyền theo hình thức chiếu phim, phóng sự chuyên đề có nội dung về âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu lừa phỉnh người dân vượt biên trái phép và hậu quả của sự nhẹ dạ, cả tin của người dân. 

Bảo đảm ANTT khu vực biên giới

Những năm gần đây, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Gia lai đã phối hợp với Công an Ratanakiri ngăn chặn, triệt phá nhiều đường dây dụ dỗ, lừa phỉnh, đưa người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai vượt biên trái phép sang các nước Campuchia, Thái Lan nuôi ảo vọng đi nước thứ ba để có cuộc sống sung sướng. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp, Công an tỉnh Gia Lai đã đấu tranh làm rõ nhiều vụ phạm pháp hình sự xảy ra ở khu vực biên giới.

Ban CHQS thị trấn Nhơn Hòa chia từng nhóm trực tiếp sử dụng điện thoại thông minh của mình cùng với bà con tra cứu, truy cập, trao đổi những thông tin bà con muốn tìm hiểu.
Ban CHQS thị trấn Nhơn Hòa chia từng nhóm trực tiếp sử dụng điện thoại thông minh của mình cùng với bà con tra cứu, truy cập, trao đổi những thông tin bà con muốn tìm hiểu.

Thiếu tướng Rah Lan Lâm, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Thời gian tới, Công an tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của tỉnh Ratanakiri, tăng cường tuyên truyền để Nhân dân hai bên biên giới nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bọn phản động nhằm chống phá mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Chính phủ và Nhân dân 2 nước. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa các nội dung hợp tác đã được ký kết, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người đồng bào DTTS để lừa phỉnh vượt biên nhằm trục lợi.

Mặt khác, trên tuyến biên giới dài hơn 80km, Bộ đội Biên phòng Gia Lai đã cử 49 đảng viên tham gia sinh hoạt tại 49 thôn, làng; đồng thời phân công 216 cán bộ, đảng viên phụ trách 951 hộ gia đình ở các xã biên giới để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, trên địa bàn 7 xã biên giới thuộc 3 huyện đã có 13 làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh Gia Lai đã huy động lực lượng vũ trang tỉnh cùng với 16 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn đã tham gia xây dựng nông thôn mới tại 35 xã, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn; tham gia cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng 16 làng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 118 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có đến 104 làng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, các lực lượng đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, gắn kết tình đoàn kết quân dân.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.