Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình người dưới chân đèo Ea Na

PV - 11:16, 13/06/2018

Ở nơi thâm sâu đại ngàn Tây Nguyên, dưới chân đèo Ea Na (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk), trại phong Ea Na như một chứng nhân về nỗi đau của những cảnh đời bất hạnh. Song, cũng chính tại nơi này, tình người luôn hiện hữu, cuộc sống luôn đổi thay từng ngày bất chấp nghịch cảnh...

Bài 1: Phía sau cánh cửa trại phong

Thành lập 70 năm trước, khu điều trị bệnh nhân phong Ea Na giờ đây không chỉ là nơi điều trị bệnh mà còn là mái nhà hạnh phúc, nơi thành thân, thành nghiệp của nhiều gia đình bệnh nhân phong. Trong đó, có không ít bệnh nhân người Ê-đê, M’nông...

Cay đắng những phận đời

Chúng tôi đến trại phong Ea Na một buổi sáng sau trận mưa đầu mùa, tiết trời mát lạnh. Khu điều trị bệnh nhân nép mình trong những rẫy cà phê, hồ tiêu, điều của người dân thật bình yên.

Cán bộ y tế khu điều trị phong Ea Na chăm sóc bệnh nhân phong. Cán bộ y tế khu điều trị phong Ea Na chăm sóc bệnh nhân phong.

Khu điều trị bệnh nhân phong Ea Na thành lập năm 1948 với quy mô 50 giường bệnh nhưng lại có đến 350 bệnh nhân nặng, phần lớn bệnh nhân DTTS tại địa phương điều trị nội trú không có người nhà chăm sóc. Các bệnh nhân đều trong tình trạng tật nguyền, không còn nhiều khả năng lao động, bị người thân bỏ rơi, phó mặc cho cán bộ y tế nên tâm lý rất tự ti. Các y bác sĩ nơi đây không chỉ là người điều trị bệnh trên thân thể mà chữa lành tâm hồn vực dậy tinh thần để bệnh nhân cố gắng chữa trị. Hiện nay, trại phong Ea Na chỉ còn chữa trị cho 70 bệnh nhân trong đó có 26 bệnh nhân được Nhà nước hỗ trợ, bệnh nhân lớn tuổi nhất đã gần 90, còn trẻ nhất đã qua tuổi tứ tuần.

Bị cụt một chân, hai bàn tay cùi hết ngón, bà H’Giáp Êban, 80 tuổi, dân tộc Ê-đê ở huyện M’Đrăk di chuyển bằng miếng ván gắn bánh xe để lăn qua, lăn lại. Bà H’Giáp là bệnh nhân lâu năm nhất trải qua hơn nửa thế kỷ trong trại phong, mắc bệnh phong từ năm 10 tuổi. Căn bệnh này như lời tuyên án cho cả thời thơ ấu và tuổi thanh xuân của bà, bị người nhà, xã hội xa lánh. Người nhà đưa bà đến trại phong Ea Na gửi gắm, điều trị và ở lại đây cho đến bây giờ.

“Thi thoảng già còn được người nhà đến đón bà về thăm nhà vài bữa, chứ có những bệnh nhân đến lúc chết cũng chẳng ai đến đón đưa, chỉ có các y bác sĩ và người cùng bị bệnh phong trong trại đưa tiễn, tội nghiệp lắm”, bà H’Giáp chia sẻ.

Đến khu điều trị bệnh nhân phong trong tình trạng bị cụt chân, những ngày đầu sống với sự thiếu hụt đi lại khó khăn mà không có người nhà bên cạnh đã khiến tinh thần ông Y Tloh Niê chán nản. Thấy vậy, bà H’Chíp Êban tình nguyện chăm sóc để ông dần quen với cuộc sống mới. Dần dà bén duyên, cuối năm 2012 hai con người tuổi xế chiều đã quyết định về sống chung một mái nhà trong sự đồng thuận của hai bên gia đình, con cái và sự ủng hộ, chúc phúc của tất cả mọi người trong khu điều trị.

Tình người nơi trại phong

Trại phong Ea Na không chỉ là khu điều trị bệnh mà còn là mái nhà hạnh phúc, nơi thành thân, thành nghiệp của nhiều gia đình bệnh nhân phong. Để trại phong thành ngôi nhà chung ấm áp các y bác sĩ, nhân viên không chỉ là người điều trị bệnh trên thân thể mà chữa lành tâm hồn vực dậy tinh thần để bệnh nhân cố gắng chữa trị.

Bệnh nhân Y Nheo Mta chăm sóc vườn rau. Bệnh nhân Y Nheo Mta chăm sóc vườn rau.

Kế nghiệp mẹ làm cấp dưỡng cho Khoa điều trị phong, chị H’Kiăt luôn chu đáo tận tình với người bệnh. Chị H’Kiăt Êban tâm sự: mẹ tôi là bà H’Xul làm cấp dưỡng ở trại phong này đã hơn 40 năm. Hồi nhỏ tôi thường theo mẹ vào trại phong nấu cơm cho người bệnh. Lúc đầu nhìn người bệnh bị trụi ngón tay, ngón chân tôi cũng sợ, nhưng càng lớn nhận thức rõ hơn về bệnh và thấy việc làm của các y bác sĩ, nhân viên tình nguyện thật nhân văn. Tôi đã xung phong về trại phong làm cấp dưỡng, cho đến nay đã được 18 năm. Mỗi bệnh nhân một hoàn cảnh, mang trong mình mặc cảm, tự ti, không muốn tiếp xúc với người ngoài. Hằng ngày tiếp xúc với những bệnh nhân, nói chuyện và chia sẻ cũng là một cách giúp đỡ người bệnh có tinh thần điều trị bệnh tốt hơn.

Không chỉ H’Kiăt, em gái H’Két Êban cũng theo học ngành Y và vừa được nhận về làm điều dưỡng chăm sóc cho các bệnh nhân nơi đây. H’Két chia sẻ: “Gia đình em đã gắn bó với Khoa điều trị phong từ nhiều năm nay, em cũng rất tự hào về mẹ và chị không sợ bệnh tật vẫn miệt mài cố gắng chăm lo cho người bệnh từng bữa ăn để có đủ sức khỏe chiến đấu với bệnh tật”.

Gắn bó với bệnh nhân phong gần 30 năm, bác sĩ Trần Sỹ Tố phụ trách điều trị da liễu tại trại phong khẳng định: trại phong Ea Na đang ngày càng khởi sắc, cuộc sống của những bệnh nhân phong ở đây khá giả cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần của bệnh nhân. Một phần nhờ các tổ chức đoàn thể, cá nhân vẫn thường xuyên tổ chức thiện nguyện đã giúp bệnh nhân dần dần hòa nhập không còn trốn tránh, mặc cảm. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sự kỳ thị dành cho những bệnh nhân phong dần được dỡ bỏ, giúp cho những người bệnh dần xóa nhòa đi mặc cảm, đã từng cô lập họ với thế giới xung quanh.

Ngoài ra, trại phong còn tạo điều kiện cho bệnh nhân học hỏi cách làm giày dép riêng biệt cho bệnh nhân phong cung cấp cho bệnh nhân trong trại và những trại phong khác; phát triển trang trại rau, chăn nuôi phục vụ bếp ăn từ thiện cho người nghèo quanh khu vực.

LÊ HƯỜNG - LÊ LIÊN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.