Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình hình y tế toàn cầu sẽ rất phức tạp trong 3 tháng tới

PV - 10:00, 11/01/2022

Theo chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã có thể bắt đầu dự báo được, song trong 3 tháng tới, tình hình y tế toàn cầu sẽ còn rất phức tạp.

Tiêm vaccine cho người cao tuổi ở châu Âu (Ảnh: AP)
Tiêm vaccine cho người cao tuổi ở châu Âu (Ảnh: AP)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 11/1 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.799.504 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu hiện là 310.216.769 ca, trong đó 5.510.677 ca tử vong và 260.325.055 ca đã được chữa khỏi.

Với số ca mắc cao liên tục trong nhiều ngày qua, châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (97.222.887 ca), tiếp theo là châu Á (87.208.532 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (73.044.808 ca) và Nam Mỹ (41.286.447 ca). Châu Phi (10.234.866 ca) và châu Đại Dương (1.218.508 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 đang tiếp tục nóng lên tại Philippines. Với 33.169 ca mắc mới ghi nhận ngày 10/1 - mức cao nhất từ trước đến nay, hiện tổng số ca mắc ở nước này đã tăng lên thành 2.998.530 ca. Trong khi đó, tỷ lệ số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trên tổng số người tiến hành xét nghiệm cũng tăng lên mức cao kỷ lục 46%.

Tại Thái Lan, 7.926 ca mắc mới COVID-19 cùng 13 ca tử vong đã được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 2.277.476 ca, trong đó có 21.838 người không qua khỏi. Các ca nhiễm chủ yếu tăng lên ở các tỉnh thí điểm mở cửa du lịch, trong khi rất nhiều ổ dịch bùng phát tại các quán ăn và liên quan đến tiệc mừng Năm mới. Biến thể Omicron hiện chiếm hơn 30% số ca mắc mới ở Thái Lan. Hiện Văn phòng Bảo hiểm Y tế quốc gia (NHSO) của Thái Lan đang khẩn trương phân phối miễn phí 1 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên nhanh để đối phó với tình trạng gia tăng ca nhiễm biến thể này.

Còn tại Indonesia, các chuyên gia cảnh báo về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron tăng liên tiếp trong 3 tuần qua.

Tại châu Âu, các nước ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua cao kỷ lục là Anh 142.224 ca, Italy 101.762 ca, Tây Ban Nha 97.464 ca, Pháp 93.896 ca,… Cũng trong 24 giờ qua, nước Đức đã ghi nhận 38.618 ca mắc mới COVID-19, cao gấp hơn 3 lần con số cách đây 1 tuần, với biến thể Omicron hiện gây ra khoảng 44% số ca mắc mới tại nước này. Lo ngại dịch bệnh lây lan, Đức đã bổ sung 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vào danh sách các khu vực có nguy cơ cao do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp. Như vậy, cho tới nay, Đức đã đưa tổng cộng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách khu vực có nguy cơ cao.

Tại châu Mỹ, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới, với 62.057.346 ca. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận số ca mắc mới là 438.016 ca. Tổng số ca tử vong ở nước này là 860.560 ca.

Tại châu Phi, Nam Phi ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất trong khu vực với 3.528.463 ca. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 2.409 ca mắc mới. Tổng số ca tử vong ở Nam Phi là 92.530 ca.

Tại châu Đại Dương, Australia là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực với 1.049.306 ca, trong đó có 2.389 ca tử vong, 378.338 ca đã được chữa khỏi. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 71.302 ca nhiễm mới – một con số cao kỉ lục. Ngày 10/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này cần phải vượt qua được làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron. Australia hiện có hơn 3.500 người đang phải nhập viện do COVID-19, cao hơn nhiều so với mức 2.000 người cách đây một tuần.

Liên quan đến diễn biến của đại dịch, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) David Nabarro ngày 10/1 cho rằng thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã có thể bắt đầu dự báo được, song trong 3 tháng tới, tình hình y tế toàn cầu sẽ còn rất phức tạp. Theo chuyên gia của WHO, “virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục phát triển” và những biến thể mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Các đợt bùng phát có thể xảy ra sau mỗi 3-4 tháng do sự xuất hiện của các biến thể mới./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.