Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tin vui từ xuất khẩu gạo của Việt Nam

Minh Nhật - 18:48, 05/06/2024

Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Dự báo Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng, giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines

Mới đây, ông Arsenio Balisacan, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Phát triển quốc gia Philippines tuyên bố giảm thuế nhập khẩu với mặt hàng gạo từ 35% xuống 15% và kéo dài đến năm 2028.

Đặc biệt, chính sách này áp dụng với cả gạo trong và ngoài hạn ngạch. Quyết định này nhằm tạo thuận lợi cho các nhà nhập khẩu gạo và đưa gạo về mức giá phù hợp với số đông.

Có thể nói đây là tin vui cho gạo Việt Nam. Bởi, theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, nhập khẩu gạo của Philippines từ đầu năm 2024 đến ngày 23/5 đạt gần 2 triệu tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gạo Việt Nam chiếm đến gần 73% thị phần. Đứng thứ hai là gạo Thái Lan đạt 300.227 tấn, tiếp theo là gạo Parkistan đạt 144.834,5 tấn, còn gạo Myanmar đạt 65.080 tấn.

Ngoài ra, theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 45,9% thị phần xuất khẩu, khi đạt 1,49 triệu tấn và kim ngạch 935,6 triệu USD, tăng lần lượt 15,9% về lượng và 44,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thị trường Philippines ưa chuộng các loại gạo DT8 và OM5451 của Việt Nam vì ngon cơm và giá cả phù hợp.

Cũng liên quan đến xuất khẩu gạo, ngày 4/6, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dẫn nguồn từ Oryza White Rice Index cho thấy giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện chỉ còn 573 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với một ngày trước đó; trong khi gạo Thái Lan lại tăng 2 USD, lên 622 USD/tấn; gạo Pakistan 587 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn.

Như vậy, giá gạo Việt Nam loại 5% tấm đang thấp nhất trong số các nước xuất khẩu chính và thua gạo Thái Lan đến 49 USD/tấn. Trong khi năm ngoái, gạo Việt Nam thường xuyên giữ giá cao nhất thế giới do chất lượng được cải thiện đáng kể. Lúc cao điểm, giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan đến 90 USD/tấn (tháng 11/2023).

Việc một số doanh nghiệp gạo Việt Nam trúng thầu xuất khẩu gạo cho Indonesia với giá thấp nhất trong các đơn vị dự thầu đã phần nào ảnh hưởng tới giá gạo của Việt Nam.

Trong khi đó, thương mại gạo thế giới đang chờ đợi thông tin từ nước xuất khẩu gạo lớn nhất là Ấn Độ. Nếu nước này mở cửa xuất khẩu trở lại, mặt bằng giá gạo toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.

Trong những tháng còn lại của năm 2024 và những năm tiếp theo, để hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines bền vững, Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường Philipines khuyến nghị, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy Thương vụ kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới, cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số một xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines.

Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao chất lượng lúa gạo
Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao chất lượng lúa gạo

Việt Nam giữ vị trí top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới niên vụ 2023-2024

Việt Nam tiếp tục giữ vị trí cao trong danh sách các nước xuất khẩu gạo của thế giới với sản lượng dự kiến năm 2024 đạt 43 triệu tấn…Đáng chú ý Đông Nam Á có 4 quốc gia trong số 10 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong danh sách này, Thái Lan đứng thứ 2 với 16,5 triệu tấn, tiếp theo là Việt Nam đứng thứ ba thế giới với 7,6 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết dự kiến sản xuất lúa cả nước năm nay sẽ đạt 43 triệu tấn. Với sản lượng này sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn.

Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn; trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn.

Trong 4 tháng 2024, xuất khẩu gạo đã đạt 3,23 triệu tấn, tăng 11,7% với 2,08 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này nhờ giá xuất khẩu gạo bình quân từ đầu năm đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%.

Dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo; trong đó, có Việt Nam.

Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 (8,13 triệu tấn) nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.