Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tín hiệu tích cực từ Chương trình MTQG 1719 thực hiện ở Yên Bái

Mộc Nhi - 08:10, 08/11/2023

Thời gian qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã bám sát thực tiễn của địa phương, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

Huyện Trạm Tấu chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Huyện Trạm Tấu chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nhìn từ thực tiễn

Là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, đồng bào DTTS chiếm tới 94%, người dân ở Trạm Tấu đa phần làm nghề sản xuất nông nghiệp, số hộ nghèo và cận nghèo còn cao (trên 56%). Một trong những chính sách giảm nghèo cho đồng bào DTTS được huyện Trạm Tấu triển khai hiệu quả trong thời gian qua là huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho vay hộ nghèo, trong đó có chính sách hỗ trợ cho vay làm nhà ở cho hộ nghèo.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Trạm Tấu đã làm được trên 150 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo giai đoạn 2023 -2025, huyện đặt mục tiêu làm mới và sửa chữa 755 nhà. Riêng năm 2023, trong tổng số 369 nhà, huyện có 211 nhà được hỗ trợ làm mới theo Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 1.

Bên cạnh chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo, huyện Trạm Tấu đặc biệt quan tâm đến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, lao động, việc làm cho người dân. Trong thời gian qua, huyện đã đào tạo trên 3.500 lao động, lao động có văn bằng chứng chỉ, đạt trên 29%; giải quyết việc làm mới cho 2.511 người.

Từ các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện Trạm Tấu giảm từ 6,5% trở lên (năm 2021 giảm 7,02%; năm 2022 giảm 6,96%, trong đó trên 3% là số hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo).

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng các xã vùng cao của Yên Bái được xây dựng khang trang.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng các xã vùng cao của Yên Bái được xây dựng khang trang.

Còn tại huyện Văn Chấn, theo bà Lò Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, huyện đã và đang tích cực triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh cũng như các đề án của huyện. Cùng với đó, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ về cơ sở vật chất, cây con giống, thiết bị phục vụ sản xuất để giúp cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Bà Phạm Thị Tuyết, trưởng phòng Dân tộc cho biết, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Chấn đã thực hiện giải ngân hơn 30,6 tỷ đồng triển khai xây dựng 10 công trình phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đã đào tạo nghề cho 2.640 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 62%. Người tham gia học nghề chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc đối tượng người có công. Nhiều học viên sau khi học nghề đã đầu tư vốn mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất mới, đem lại việc làm và thu nhập lâu dài, nhất là với nghề xây dựng, may dân dụng, sửa chữa điện dân dụng...

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn chính sách, nông dân miền núi có điều kiện phát triển kinh tế, tăng đàn gia súc, đưa cây cam, cây dâu tằm, cây quế, cây lâm nghiệp vào sản xuất, năm 2022 có 2.095 hộ thoát nghèo.

Thu hoạch chè búp tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Thu hoạch chè búp tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Kỳ vọng mới…

Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 1.384,7 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 của tỉnh. Tính đến nay, tỉnh Yên Bái đã tổ chức 65 hội nghị tập huấn cho hơn 4.500 lượt người; tổ chức nhiều đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh trong nước, qua đó nâng cao nhận thức, kiến thức cho đồng bào các DTTS.

Từ khi triển khai Chương trình, tỉnh đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Người dân và cấp ủy, chính quyền xã Nậm Có (Mù Cang Chải, Yên Bái) làm đường giao thông nông thôn.
Người dân và cấp ủy, chính quyền xã Nậm Có (Mù Cang Chải, Yên Bái) làm đường giao thông nông thôn.

Tỉnh đã thực hiện việc triển khai lồng ghép có hiệu quả các Chương trình MTQG. Đến nay, toàn tỉnh có 67/150 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo. Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn, phát triển giáo dục ở nông thôn. Trong đó, chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Duy trì, củng cố chất lượng biết chữ mức độ 1; từng bước nâng cao tỷ lệ biết chữ mức độ 2. Nâng tỷ lệ biết chữ mức độ 2 cho người lớn trong độ tuổi 15-60 tuổi. 

Chú tâm tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn dân; đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến; đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm; cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Người Tày Khao ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên trong Lễ hội Cơm mới.
Người Tày ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên trong Lễ hội Cơm mới.

Bên cạnh nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái cũng huy động từ nhiều nguồn để có trên 12.000 tỷ đồng phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, y tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... 

Cùng với đó, từ các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, tỉnh đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo theo hướng tập trung, không dàn trải. Những nỗ lực đó đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân vùng cao. Số hộ nghèo toàn tỉnh đến hết năm 2022 giảm xuống còn 12,9% (giảm 5,15% so với 2021), trong đó hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm còn 22,2% (giảm 8,15% so với 2021), vượt mục tiêu đề ra.

Với những kết quả ban đầu trong việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến nay đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS ở Yên Bái viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn hộ gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng NTM... Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình, quê hương, bản làng.

Yên Bái phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Yên Bái phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 mức thu nhập bình quân của đồng bào DTTS tăng hơn hai lần so với năm 2020; tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS, tỷ lệ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh. Có 50% số thôn, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn...như kế hoạch đã đề ra.

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, hy vọng trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế của các địa phương vùng cao, vùng đồng bào DTTS sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện; khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh được củng cố và tăng cường.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.