Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tìm lại vị thế cho cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên: Bằng cách nào?

PV - 15:58, 03/04/2018

Tây Nguyên là vùng đất có nhiều cây trồng chủ lực mang tính chiến lược như cà phê, cao su, hồ tiêu… hằng năm mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay loại cây này đang trở nên “lép vế” vì giá cả tụt dốc khiến người nông dân hoang mang.

Rớt giá thê thảm

Hiện nay tỉnh Đăk Lăk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 202.000ha; trong đó, diện tích cà phê cho thu hoạch 193.238ha, kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích gần 161.000ha, trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch gần 150.000ha… Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây loại cây chủ lực này giá cả giảm mạnh, nếu như các năm trước khoảng 40 ngàn đồng/kg thì hiện tại chỉ còn ở mức 36 ngàn đồng/kg.

Đặc biệt phải kể đến cây hồ tiêu, nếu như cách đây 6 năm loại cây này được mệnh danh là “ông hoàng” trên mảnh đất Tây Nguyên với giá cao ngất ngưởng chạm mức 200 ngàn đồng/kg thì hiện nay loại cây này đang khiến nhiều người nông dân thấp thỏm, lo âu bởi giá liên tục giảm từng ngày và chỉ còn giao dịch với giá trên 50 ngàn đồng/kg, giảm chỉ bằng 1/4 giá cả trước đây.

Cần khôi phục lại vị thế chủ lực cho cây cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên. Cần khôi phục lại vị thế chủ lực cho cây cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên.

 

Tiếp đến là cây cao su, loại cây này trước đây cũng được ví như “vàng trắng” của bà con ở Tây Nguyên sản lượng đạt trên 200.000 tấn mủ cao su, trong đó các tỉnh Gia Lai và Kon Tum có diện tích, sản lượng mủ cao su nhiều nhất thì giờ đây đang “lép vế” bởi mất vị thế. Nếu như trước đây, giá cao su đang ở mức 60 triệu đồng/tấn, nhưng từ đó đến nay bắt đầu rơi tự do xuống còn 33-34 triệu đồng/tấn khiến các nhà vườn và doanh nghiệp trồng cao su cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười với loại cây này.

Nguyên nhân khiến giá cả các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, cao su rớt thê thảm được các chuyên gia đưa ra là do các hộ dân không ngừng mở rộng ồ ạt diện tích trồng bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng.

Đáng lưu ý là cây hồ tiêu ở Tây Nguyên chỉ riêng trong năm 2017, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã trồng mới thêm trên 16.207ha; trong đó, Đăk Lăk là địa phương có diện tích tiêu trồng mới nhiều nhất với trên 5.500ha.

Việc phát triển diện tích cây hồ tiêu tự phát ngoài tầm kiểm soát như hiện nay ở Tây Nguyên không những dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu làm cho giá hồ tiêu ngày càng giảm mà còn tăng nguy cơ bùng phát sâu bệnh trên cây hồ tiêu gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nông nghiệp hiện nay giá cà phê, hồ tiêu, cao su ở Tây Nguyên là những cây trồng phục vụ xuất khẩu, gắn chặt với cung cầu của thị trường quốc tế nhưng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô hoặc sản phẩm có chất lượng thấp nên giá bán cũng thấp hơn so với các nước khác như Thái Lan, Malaysia và phụ thuộc mạnh vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc…

Cần tổ chức lại sản xuất

Thực tế cho thấy, ở Tây Nguyên không ai phủ nhận lợi ích mà các loại cây chủ lực đã mang lại cho kinh tế vùng, nhất là khi giá loại nông sản này giữ ổn định ở mức cao. Hàng nghìn hộ nông dân Tây Nguyên đã đổi đời, không chỉ vượt qua đói nghèo, mà còn trở thành triệu phú, tỷ phú từ sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, hiện nay các cây chủ lực ở Tây Nguyên đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích phát triển quá nhanh, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Theo các chuyên gia nông nghiệp thì, các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, nhất là đưa các hộ nông dân sản xuất nhỏ, lẻ như hiện nay thành các nhóm hộ, tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã kiểu mới… với hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp nhận với các tiến bộ kỹ thuật, thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào để không những hạn chế qua khâu trung gian mà còn đảm bảo chất lượng vật tư.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng trên, các ngành chức năng của các tỉnh Tây Nguyên cần tiến hành rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng trồng cao su, cà phê, hồ tiêu. Thực hiện thâm canh để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phối hợp với ngành khuyến nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh, phát triển bền vững. Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo thành mối liên kết “4 nhà” tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao, bền vững gắn với doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ ổn định.

Một giải pháp không kém phần quan trọng nữa là, Tây Nguyên cũng cần phải có một chiến lược tái cơ cấu kinh tế chung toàn vùng thay vì tái cơ cấu kinh tế từng tỉnh. Bởi, liên kết vùng trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp Tây Nguyên không chỉ để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại mà còn để gia tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư và giải quyết các vấn đề quốc phòng an ninh, trên địa bàn chiến lược này.

BÁ THĂNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.