Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiêu thụ hàng nông sản trong thời kỳ Covid-19: Sản xuất cần gắn với tìm kiếm thị trường

Hoàng Quý - 10:16, 15/08/2020

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp gặp không ít khó khăn: Thị trường tiêu thụ nông sản giảm, hoạt động xuất, nhập khẩu bị hạn chế... Để tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp, các ngành liên quan đưa ra nhiều giải pháp liên kết, thúc đẩy phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản.

Nhãn Sông Mã trong chương trình quảng bá sản phẩm
Nhãn Sông Mã trong chương trình quảng bá sản phẩm

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sụt giảm 4,1% trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ nông sản bền vững, tái cơ cấu lại sản xuất, tổ chức lại hệ thống phân phối gắn kết với người sản xuất… đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông - lâm- thủy sản của nước ta đạt 42 tỷ USD tính đến tháng 7/2020, cao nhất từ trước đến nay.

Hòa chung vào niềm vui của người nông dân trên cả nước, những người trồng nhãn ở huyện Sông Mã (Sơn La) đang rất phấn khởi vì các sản phẩm quả nhãn đã có thị trường tiêu thụ. Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hưng Lộc, đại diện cho các HTX sản xuất nhãn ở Sông Mã (Sơn La) chia sẻ: “Trước khi bước vào niên vụ sản xuất, các HTX đều họp bàn, dự báo sản lượng, tiêu chuẩn hàng hóa đưa ra thị trường, thống nhất phương án liên kết. Đồng thời, chúng tôi cũng phát huy tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ các HTX thành viên trong việc giao thương, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ nhau tiêu thụ và trao đổi sản phẩm, bảo đảm đầu ra ổn định. Theo đó, gần 60 HTX trồng nhãn ở Sông Mã đã liên kết lại với nhau để cung ứng hàng xuất khẩu sang phía Trung Quốc. 

Được biết, diện tích nhãn của Sơn La chiếm khoảng 17 nghìn ha, sản lượng ước đạt 70 nghìn tấn. Trong đó, riêng vùng trồng nhãn huyện Sông Mã đã có diện tích lớn nhất, với trên 7 nghìn ha, sản lượng đạt 38 nghìn tấn. Riêng chuỗi liên kết của HTX Hưng Lộc đã có thể tiêu thụ được 1/5 tổng sản lượng nhãn của huyện Sông Mã với giá khoảng 15 nghìn đồng/kg.

Theo ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nhãn, tỉnh đã tích cực kết nối, mời gọi doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ nhãn tươi; tổ chức hội nghị trực tuyến với doanh nhân Trung Quốc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nhãn. Bên cạnh đó, Sơn La đang có chính sách hỗ trợ kinh phí cho 200 cơ sở để nâng công suất chế biến nhãn tươi thành long nhãn làm hàng xuất khẩu...

Cũng như Sơn La, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ với thị trường ổn định, giúp người nông dân hình thành các vùng chuyên canh, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu như HTX rau thủy canh Quyết Tâm TP. Lai Châu (Lai Châu) sản xuất chuỗi các mặt hàng: Dưa leo, dưa thơm, cà chua, rau xà lách và các loại rau cải. Do đã ký hợp đồng với các cửa hàng, siêu thị trong thành phố và Thủ đô Hà Nội nên đầu ra các sản phẩm của HTX tương đối ổn định.

Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN&PTNT Lai Châu cho biết: Không chỉ chủ động liên kết với các đối tác, đơn vị có liên quan, tỉnh Lai Châu còn thường xuyên cập nhật và cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh đến các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh để có kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp với tình hình thực tế; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các cơ sở áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GMP, HACCP nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn được chứng nhận, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.