Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tiềm năng từ cây dược liệu ở Sơn La

Minh Thu - 14:05, 01/11/2024

Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Mô hình trồng cây Đương quy tại HTX Dược liệu sạch Phương Ngân, huyện Mộc Châu.
Mô hình trồng cây Đương quy tại HTX Dược liệu sạch Phương Ngân, huyện Mộc Châu

Phát huy lợi thế tài nguyên sẵn có trong tự nhiên

Ở bản Pạ Lò, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, được thành lập năm 2022 với 11 thành viên, ban đầu, HTX Nhân Thuận thực hiện nuôi trồng thủy sản. Sau khi tìm hiểu và học tập kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, HTX có các mô hình phát triển cây dược liệu hiệu quả, lãnh đạo HTX Nhân Thuận đã quyết định mở hướng phát triển mới, với việc trồng cây Thiên niên kiện dưới tán rừng.

Để tiếp tục phát triển cây dược liệu, huyện Sốp Cộp đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu các loại cây phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực trồng, sơ chế, chế biến cây dược liệu. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm từ cây dược liệu, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào các DTTS.

Ông Đào Đình ThiChủ tịch UBND huyện Sốp Cộp

Theo ông Lò Văn Châu, Giám đốc HTX Nhân Thuận, nhờ áp dụng KHKT vào quy trình trồng và chăm sóc cây Thiên niên kiện (cây gai xanh), năm 2023, HTX thu hoạch được 2 vụ, năng suất vỏ cây khô đạt 30 tạ/ha/vụ, sản lượng 9 tấn/2 vụ; năng suất lá khô đạt 50 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 15 tấn/2 vụ. Tổng doanh thu từ vỏ và lá cây gai xanh bình quân đạt 450 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư; thu nhập đạt 390 triệu đồng. 

Năm 2024, HTX dự kiến thu trên 400 triệu đồng từ cây Thiên niên kiện, đảm bảo thu nhập bình quân cho các thành viên ở mức 5 - 7 triệu đồng/người/tháng; phấn đấu đến năm 2025, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu lên khoảng 100ha. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm chất lương, an toàn.

Cũng trong năm 2022, bà Lường Thị Chuông, Giám đốc HTX Dược liệu núi huyện Mường La đã có một quyết định táo bạo. Đó là thành lập HTX để sản xuất các loại trà dược liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng dòng dược liệu nâng cao sức khỏe của người dân.

Từ ý tưởng đến quyết định, bằng niềm đam mê và tâm huyết, nữ Giám đốc Lường Thị Chuông đã tạo nên những sản phẩm mới từ chính nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của địa phương, trong đó có sản phẩm Trà táo mèo...

Theo chia sẻ của chị Tòng Thị Tích, thành viên HTX Dược liệu núi huyện Mường La, những quả táo mèo chín, sẽ là lựa chọn tốt nhất để làm Trà táo mèo, bởi khi đó, trà sẽ có vị thơm, chua ngọt, có màu vàng đỏ, đạt tiêu chuẩn để làm trà.

Ngoài Trà táo mèo đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Sơn La năm 2023, HTX Dược liệu núi huyện Mường La còn nghiên cứu các công thức, quy trình chế biến các loại trà thảo dược, các sản phẩm dầu gội, dầu tắm từ cây dược liệu sẵn có như bồ kết, chanh, gừng, sả, hà thủ ô...

Trong những năm qua, việc quan tâm đầu tư, khai thác, chế biến dược liệu không chỉ tạo nên những sản phẩm mới, tạo thêm việc làm cho người dân, mà còn giúp phát huy lợi thế tài nguyên sẵn có trong tự nhiên. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Sơn La.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần giúp tỉnh Sơn La phát triển cây dược liệu (Ảnh: Báo Sơn La).
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần giúp tỉnh Sơn La phát triển cây dược liệu. (Ảnh: Báo Sơn La)

Tạo động lực từ Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La hiện có trên 1.000 loài cây dược liệu, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, như: thảo quả, giảo cổ lam, đương quy, sa nhân, đinh lăng, ba kích... Hiện nay, công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu bước đầu đã được các cấp chính quyền, các ngành liên quan và người dân quan tâm thực hiện. 

Trong đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tranh thủ nguồn lực quan trọng từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Như ở huyện Sốp Cộp, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện được giao hơn 120 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Bên cạnh tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, huyện Sốp Cộp đặc biệt chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu như cây đẳng sâm, khôi nhung, cát sâm, hà thủ ô...

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Sốp Cộp đã vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu hoặc trồng xen cây dược liệu với diện tích cây ăn quả chưa cho thu hoạch để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện Sốp Cộp có trên 60ha cây quế, 16ha cây sa nhân, 20ha gừng, 4ha hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, đẳng sâm.

Ông Đào Đình Thi, Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp cho biết, để tiếp tục phát triển cây dược liệu, huyện Sốp Cộp đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu các loại cây phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực trồng, sơ chế, chế biến cây dược liệu. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm từ cây dược liệu, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào các DTTS.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Sơn La dành riêng 250 tỷ đồng từ ngân sách tập trung phát triển 55 loài dược liệu quy mô lớn, giá trị kinh tế cao và bảo tồn 86.292ha rừng đặc dụng có cây dược liệu dưới tán rừng. Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. HĐND tỉnh Sơn La ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thông qua nhiều nghị quyết về các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La để kêu gọi, thu hút đầu tư dược liệu.

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.