Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiềm năng phát triển chuỗi liên kết trồng ớt xuất khẩu ở Hà Giang

Minh Nhật - 06:23, 21/03/2024

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang có nhiều hợp tác xã xây dựng mối liên doanh, liên kết với người dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Chuỗi liên kết giữa hợp tác xã và người dân đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Người dân xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên thu hoạch ớt chỉ thiên
Người dân xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên thu hoạch ớt chỉ thiên

Cuối năm 2023, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất, nhập khẩu nông sản T9 (Hà Nội) đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát vùng trồng, đồng thời ký hợp đồng hợp tác phát triển vùng nguyên liệu, thu mua sản phẩm ớt tươi để chế biến, xuất khẩu với 7 hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang. Sau hơn 4 tháng triển khai, cây ớt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và cho hiệu quả kinh tế cao.

Đã có hàng trăm hộ dân ở 18 xã thuộc các huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang, Yên Minh và thành phố Hà Giang đăng ký tham gia chuỗi liên kết trồng ớt, với diện tích đã thực hiện là hơn 56 ha.

Khi tham gia chuỗi liên kết trồng ớt xuất khẩu, người dân được tập huấn kỹ thuật, được trả chậm 50% tiền phân bón, cây giống và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thu mua ớt tươi bình quân từ 17 - 22 nghìn đồng/kg.

Qua 4 tháng triển khai cho thấy, cây ớt chỉ thiên phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại Hà Giang. Đặc biệt qua 2 đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo khô hạn vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, nhưng toàn bộ diện tích cây ớt không bị chết. Do đó có thể khẳng định cây ớt là cây chịu lạnh và chịu hạn, khả năng kháng bệnh tốt.

Đến nay, toàn bộ diện tích ớt đã trồng bắt đầu chín, dự kiến thời gian thu hoạch liên tục từ 6 đến 8 tháng, năng suất bình quân ước đạt 20 tấn/ha. Với giá bán mà công ty đã cam kết thu mua cho người dân thì mỗi héc ta người dân có nguồn thu khoảng 340 triệu đồng.

Từ những kết quả khả quan bước đầu, mô hình hứa hẹn mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng sản phẩm xuất khẩu của tỉnh, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập và thay đổi ý thức sản xuất của người dân.

Mô hình trồng ớt chỉ thiên xuất khẩu cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên
Mô hình trồng ớt chỉ thiên xuất khẩu cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cũng vừa tổ chức hội nghị tham quan, trao đổi kinh nghiệm liên kết phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu ớt chỉ thiên với sự tham gia của lãnh đạo chính quyền các địa phương và nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó bàn giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết, mở rộng diện tích, khắc phục một số khó khăn trong công tác phối hợp.

Đồng thời, kiến nghị các địa phương tham gia có cơ chế hỗ trợ, thành lập các tổ, nhóm liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất; nghiên cứu đưa mô hình vào dự án sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Trong năm 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất, nhập khẩu nông sản T9 tiếp tục phối hợp liên kết trồng mới 150ha ớt tại tỉnh Hà Giang.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.